An trú trong hiện tại

Thể loại: Tôn Giáo – Tâm Linh
Tác giả : Thích Nhất Hạnh
  • Lượt đọc : 265
  • Kích thước : 0.59 MB
  • Số trang : 76
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 263
  • Số lượt xem : 1.809
  • Đọc trên điện thoại :
Thiền học Việt Nam có mặt từ thời Khương Tăng Hội vào nửa đầu thế kỷ thứ ba kỷ nguyên Tây Lịch. Thiền sư Khương Tăng Hội sinh vào khoảng 190 sau TL, tại Giao Chỉ (một vùng thuộc tỉnh Bắc Ninh, gần thành Hà Nội ngày nay), học Phật tại Giao Chỉ, học tiếng Phạn và chữ Hán cũng tại Giao Chỉ. Cha mẹ của ngài gốc người Khương Cư (Sogdian) sang nước ta buôn bán đã lâu năm, định cư và sanh Hội tại đây. Hai ông bà mất năm Hội mới lên mười tuổi. Mãn tang cha mẹ xong, Hội bèn xuất gia.
Sự kiện Khương Tăng Hội xuất gia học Phật và trở thành một vị cao tăng tinh thâm ba tạng giáo điều tại Giao chỉ chứng tỏ rằng vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai và đầu thế kỷ thứ ba nước ta đã là một trung tâm Phật học danh tiếng rồi. Các tác phẩm do thiền sư Khương Tăng Hội dịch, chú giải hoặc đề tựa, như kinh Pháp Cảnh, Đạo Thọ, An Ban Thủ Ý, v.v…. đều là những thiền kinh có ảnh hưởng cả vừa Nam tông lẫn Bắc tông. Như kinh An Ban Thủ Ý chẳng hạn, mà thiền sư Nhất Hạnh gọi là kinh Quán Niệm Hơi Thở và dựa theo đó viết quyển “An trú trong hiện tại” này, là bộ kinh về thiền định căn bản của Nam tông nhưng Bắc tông vẫn thực tập theo. Như vậy, thiền học tại Việt Nam ngay từ đầu đã có tính cách tổng hợp giữa hai tông phái rồi.
Do vị trí địa dư đặc biệt, Phật giáo Việt Nam đã là cửa ngõ du nhập của Phật giáo Ấn Độ trước khi truyền sang Trung Hoa, cũng như là nơi dừng chân của nhiều danh tăng từ Trung Hoa du hành sang Ấn Độ thỉnh kinh. ..