Bảo Đảm Quyền Của Nhóm Yếu Thế - Khoảng Trống Pháp Lý Và Khuyến Nghị Cho Việt Nam

Thể loại: Thư Viện Pháp Luật
Tác giả : Phan Thị Lan Hương
  • Lượt đọc : 90
  • Kích thước : 10.43 MB
  • Số trang : 202
  • Đăng lúc : 11 tháng trước
  • Số lượt tải : 35
  • Số lượt xem : 400
  • Đọc trên điện thoại :
Quyền con người là một trong những quyền không thể tách rời của mỗi cá nhân và việc bảo đảm quyền con người không chỉ là mục tiêu của mỗi quốc gia mà đó là vấn đề toàn cầu. Với tư cách là một thành viên của Liên hợp quốc, Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ước quốc tế về quyền con người và bảo vệ quyền con người; chính vì vậy, việc bảo vệ và bảo đảm quyền con người không những là mục tiêu mà còn là trách nhiệm của Việt Nam. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm bảo vệ và bảo đảm quyền con người cho mọi công dân, đặc biệt là đối với nhóm yếu thế. Nhóm yếu thế là nhóm những người có nguy cơ cao bị xâm hại các quyền hoặc bị hạn chế khả năng thực hiện quyền do sống trong những điều kiện, hoàn cảnh khó khăn. Nhóm yếu thế một mặt phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trong cuộc sống hằng ngày, do hạn chế về khả năng tiếp cận các dịch vụ thiết yếu của xã hội, mặt khác là những nhóm có nguy cơ cao bị xâm hại các quyền và lợi ích. Nhằm mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”, việc bảo vệ và bảo đảm quyền con người cho nhóm yếu thế luôn được quan tâm và đã được thực hiện tốt trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế, những rào cản trong công tác bảo vệ và bảo đảm quyền con người của Việt Nam. Đặc biệt, so với các quy định của các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, pháp luật Việt Nam còn nhiều khoảng trống khiến cho nhóm yếu thế chưa được bảo đảm quyền một cách trọn vẹn.

Nội dung cuốn sách Bảo đảm quyền của nhóm yếu thế - khoảng trống pháp lý và khuyến nghị cho Việt Nam gồm 6 chương với các nội dung pháp luật liên quan đến đặc thù của từng nhóm yếu thế. Trên cơ sở chỉ ra những khoảng trống của pháp luật Việt Nam so với các công ước quốc tế, tác giả đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách và pháp luật Việt Nam trong giai đoạn tới. Cuốn sách là tài liệu tham khảo bổ ích cho những nhà nghiên cứu, phân tích chính sách, các giảng viên, học viên trong cơ sở đào tạo pháp luật để có được những kiến thức cơ bản về quyền của nhóm yếu thế bằng phương pháp tiếp cận dựa trên quyền và phương pháp so sánh, phân tích, từ đó hình thành các kỹ năng về nghiên cứu, phân tích chính sách có liên quan đến quyền con người.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách đến bạn đọc.

Tháng 7 năm 2020
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT

Sách liên quan