Bầu Trời Không Chỉ Có Màu Xanh

Tác giả : Lý Quý Trung
  • Lượt đọc : 312
  • Kích thước : 3.87 MB
  • Số trang : 183
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 296
  • Số lượt xem : 2.251
  • Đọc trên điện thoại :
Bầu Trời Không Chỉ Có Màu Xanh là cuốn sách về bài học kinh doanh, là cuốn tự truyện của Lý Qúi Trung - người đồng sáng lập thương hiệu Phở 24.

Đây là câu chuyện truyền cảm hứng về ước mơ và xây dựng ước mơ, về khởi nghiệp và đưa công ty trở thành có thương hiệu, về những khó khăn gặp phải trong cuộc đời và cách vượt qua cũng như những bài học rút ra từ đó. Với cách viết chân thành và gần gũi, bạn đọc, đặc biệt là bạn đọc trẻ, có thể hiểu được những thông điệp mà tác giả gửi gắm trong đó: Là khi ước mơ của ta đủ lớn và có quyết tâm, thì mọi trở ngại trên con đường đều có thể vượt qua và xem đó là những bài học và kinh nghiệm quý báu trên con đường thành công trong sự nghiệp và gia đình.

Hy vọng quyển sách sẽ giúp được nhiều bạn trẻ có thêm đam mê và niềm tin trên con đường phát triển sự nghiệp của mình, vì đây cũng là một trong số ít ỏi những doanh nhân viết sách về cuộc đời mình ở thị trường Việt Nam.

***

Đã từng được độc giả biết đến với vai trò là tác giả của những quyển sách viết về nhượng quyền thương hiệu và thương hiệu của Việt Nam, tác giả – doanh nhân Lý Quí Trung lại chia sẻ với bạn đọc câu chuyện về cuộc đời mình.

Đó là câu chuyện truyền cảm hứng về ước mơ và xây dựng ước mơ, về khởi nghiệp và đưa công ty trở thành có thương hiệu, về những khó khăn gặp phải trong cuộc đời và cách vượt qua cũng như bài học rút ra từ đó…

Nội dung sách có tổng cộng 5 phần nhưng tôi thấy có giá trị nhất là 3 phần cuối cùng khi tác giả kể về Phở 24. Thực ra đây là một câu chuyện về sự thất bại của một mô hình kinh doanh theo chuỗi đầu tiên của Việt Nam. Qua lời kể của tác giả, bạn có thể hiểu được tại sao Phở 24 lại ra đời. Vào những năm 2003; hầu hết quán phở tại Việt Nam đều là các quán bình dân, không có máy lạnh và không thể bán được tại trung tâm TP.HCM vì chi phí mặt bằng quá đắt đỏ. Phở 24 ra đời trở thành mô hình “phở có máy lạnh” đầu tiên ở Sài Gòn.

Tác giả cũng nói về sai lầm khi định giá sản phẩm. Với chi phí mặt bằng đắt đỏ, để phục vụ đối tượng người có thu nhập khá; giá bán một tô phở phải từ 20 ngàn trở lên nhưng không được vượt quá 30 ngàn. Con số 24 được lựa chọn vì nó trùng tên với thương hiệu Phở 24. Về sau, quyết định chọn giá bán 24k/tô trở thành một sai lầm trong chiến lược marketing khi công ty muốn tăng giá bán.

Điểm hay nhất của sách này chính là nó viết rất thực; không màu mè hoa mỹ với những ví dụ chung chung như thể loại sách self-help của Mỹ.