Bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Thể loại: Y Học – Sức Khỏe
Tác giả : Trần Đức Thọ
  • Lượt đọc : 432
  • Kích thước : 5.94 MB
  • Số trang : 82
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 336
  • Số lượt xem : 1.969
  • Đọc trên điện thoại :
Mặc dù có thể xảy ra ở người trẻ và trung niên (loại thứ phát) khi nơi đến Loãng xương, người ta nghĩ ngay đây là bệnh lý kinh điển của lứa tuổi thứ ba (tập 1 sau mạn kinh và tập II ở tuổi già).

Tuổi thọ trung bình ngày càng cao số người có tuổi ngày càng nhiều thì bệnh càng hay gặp.

Việc tìm hiểu kỹ về loãng xương lại càng cần thiết khi ta biết rằng bệnh hay gây gẫy xương, một biến chứng nặng khi tuổi đã cao. Vả lại tỷ lệ mới phát sinh của gẫy xương rất khác nhau tùy theo chủng tộc và vùng địa dư, cũng gợi ý cho chúng ta những yếu tố đặc điểm của loãng xương ở nước ta. Ví dụ như gẫy xương đùi rất phổ biến ở Bắc Âu, Mỹ, nhưng không nhiều ở miền Nam châu Âu, ở Anh, đồng thời lại hết sức hiếm ở một số bộ tộc như Bantous ở Nam Phi. Tỷ lệ gẫy xương mới phát sinh có vẻ tăng nhanh ở châu Âu nhưng lại đứng như cũ ở Mỹ. Tỷ lệ toàn bộ của bệnh tăng như theo hàm số mũ cùng với tuổi. Ở nhiều nước gần 1 phần 3 phụ nữ trên 65 tuổi có lún đốt sống, nhiều hơn 8 lần so với nam. Số nữ bị gẫy xương háng nhiều gấp đôi so với nam và sau tuổi 50, ở nữ, cứ mỗi thập niên, số gẫy xương lại tăng gấp 4