Bích Huyết Kiếm

Tác giả : Kim Dung
  • Lượt đọc : 287
  • Kích thước : 2.81 MB
  • Số trang : 611
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 214
  • Số lượt xem : 1.672
  • Đọc trên điện thoại :
Bích huyết kiếm là một tiểu thuyết võ hiệp của nhà văn Kim Dung, được đăng lần đầu tiên trên Hương Cảng thương báo từ ngày 1 tháng 1 năm 1956 đến ngày 31 tháng 12 năm 1956. Một số nhân vật trong Bích huyết kiếm cũng xuất hiện trong Lộc Đỉnh ký.

Vào cuối thời nhà Minh (1630-1644), đại tướng Viên Sùng Hoán bị cáo buộc tư thông với ngoại phiên và bị hoàng đế Sùng Trinh xử tử. Con trai Viên Sùng Hoán là Viên Thừa Chí được đưa lên núi Hoa Sơn và được Mục Nhân Thanh truyền thụ võ nghệ. Trên núi Hoa Sơn, Viên Thừa Chí tình cờ phát hiện ra Kim xà kiếm và Kim xà bí kíp - di vật của Kim xà lang quân Hạ Tuyết Nghi và học được kiếm thuật vô địch của Hạ Tuyết Nghi.

Sau đó Viên Thừa Chí gặp được Hạ Thanh Thanh, con gái của Hạ Tuyết Nghi và Ôn Nghi. Hạ Thanh Thanh đã đi theo Viên Thừa Chí sau đó bị đuổi khỏi nhà, hai người yêu nhau. Để trả thù cho cha mình, Viên Thừa Chí gia nhập lực lượng khởi nghĩa do Sấm vương Lý Tự Thành lãnh đạo nhằm lật đổ triều đình nhà Minh. Viên Thừa Chí giúp nghĩa quân lấy lại số vàng đã bị gia đình họ Ôn lấy cắp, cùng với Thanh Thanh khám phá ra kho báu ở Nam Kinh và dùng nó để cung cấp cho nghĩa quân. Nhiều nghĩa sĩ giang hồ đã kết bạn và cam nguyện trung thành với Viên Thừa Chí khi biết chàng là con trai Viên Sùng Hoán. Họ suy tôn Viên Thừa Chí thành minh chủ của 7 tỉnh, tổ chức thành nghĩa quân nhằm bảo vệ đất nước trước sự xâm lược của quân Mãn Châu phía bắc.
***
Đây là bản in năm 2004 của NXB Văn học, dịch giả Đông Hải. Bản này in theo bản sửa lần thứ ba năm 2002 của tác giả, với một số thay đổi về tình cảm giữa các nhân vật trong tác phẩm.

Một số từ vựng khác biệt so với sách giấy

thát tử, hán gian, hồ lỗ -> viết hoa Thát tử, Hán gian, Hồ Lỗ vì đây là chỉ tộc người
Triết Giang, Triết Đông -> Chiết Giang, Chiết Đông (vùng phía đông Chiết Giang)
Thôi Huy Mẫn -> Thôi Hy Mẫn
Bộc Hải -> Bột Hải (hai cặp từ này không thống nhất trong tác phẩm, xuất hiện tương đương nhau nên so sánh với bản dịch hiện lưu hành trên mạng)
thương thiên bại lý -> hại lý

Bỏ một đoạn luận về cuộc khởi nghĩa của Lý Tự Thành của các nhà lãnh đạo quân sự TQ hiện đại, vì xem ra nó lặp lại các ý đã có và không thiết thực lắm trong tiểu thuyết.