Bóng Đêm

Tác giả : Ma Văn Kháng
  • Lượt đọc : 304
  • Kích thước : 0.93 MB
  • Số trang : 251
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 122
  • Số lượt xem : 1.152
  • Đọc trên điện thoại :
"Bóng đêm" tái hiện lại bức tranh về cuộc đời sinh động được kết hợp rất linh hoạt giữa bút pháp hiện thực với suy tưởng lãng mạn, đôi chỗ có đan cài những chi tiết “sex”, những chi tiết đẹp về tình yêu cũng là cách lựa chọn độc đáo của tác giả để tạo sức hấp dẫn cho tác phẩm. Nếu ai đó có tham vọng đi tìm sự thật trong "Bóng đêm" so với vụ việc đã xảy ra ngoài đời như thế nào để đánh giá mức độ chân thực của tiểu thuyết thì quả là vô ích. Bởi hiện thực ở đây chỉ là đường viền, là cái khung cho bức tranh tưởng tượng, sáng tạo của tiểu thuyết. Sau tất cả những gì đã xảy ra trong cuộc đời các chiến sĩ, một hệ luận kiêu hãnh và cũng thật xót xa có thể chín muồi, xuất hiện trong tác phẩm: Những con người mang sứ mệnh đối diện với bóng đêm, chống lại tội ác, có mặt trên đời này không phải để ra lộc ra hoa mà còn để mang thương tích. Trước khi cài hoa trên ngực thì cũng có không ít những Trừng, Nhâm đã đối diện với cái chết, sự mất mát, phải đau đớn dằn vặt về thể xác...
***
Ma Văn Kháng lao động văn chương như một người H'Mông trồng bắp trên núi, lặng lẽ, cần cù, kiên nghị. Không ồn ào to tiếng với ai. Nét mặt anh cũng có cái vẻ chất phác núi rừng, ít nói, ít tranh luận, nghe ai nói nhiều chỉ gật đầu, hơi như ngơ ngác nữa.

Độc giả văn chương quen biết anh bằng tập Xa phủ (1969), tập truyện đầu tay, xinh xinh và đáng yêu như những chú thỏ non trong rừng rậm. Và sau đó thì đều đặn, năm in một tập, năm in hai tập, ở các Nhà xuất bản Văn học, Thanh niên, Phụ nữ, Công an nhân dân, Lao động và Kim đồng. Tính đến Đồng bạc trắng hoa xòe là ấn phẩm thứ mười một của anh trong vòng thập niên trở lại đây, thuần về miền núi.

Văn học miêu tả dân tộc miền núi, nói nghiêm túc, mới chỉ có sau Cách mạng tháng Tám, trong kháng chiến Việt Bắc. Những tiểu thuyết đường rừng của Lan Khai trước kia (Tiếng gọi của rừng thẳm, Truyện đường rừng, Suối đàn), ít nhiều của Thế Lữ (Vàng và Máu, Một đêm trăng), chỉ là những truyện mượn rừng núi nhằm gây một cảm giác ly kỳ rùng rợn. Người đặt nét bút đầu tiên khai phá vùng núi cao trong văn học Việt Nam phải kể là Nam Cao với Ở rừng (1948). Đấy mới chỉ là những phác thảo trong những trang nhật ký duyên dáng của anh, nhưng bóng dáng người miền núi hiện ra đã thật là có tình và đáng yêu. Rồi Nam Cao mất, chưa kịp làm gì thêm cho miền núi nữa.

Cùng sống với Nam Cao là Tô Hoài, có Núi Cứu quốc (1948). Vẫn chỉ là những nét phác thảo. Phải đến năm 1953, cái vùng đất biên cương núi non trùng điệp vòng phía Tây Bắc Tổ quốc mới lấp lánh trong văn học Việt Nam với Mường Giơn giải phóng và Vợ chồng A Phủ. Và sau nữa thì tiểu thuyết Miền tây (1967) khẳng định mảng văn học miền núi trong bức tranh toàn cảnh văn học cách mạng Việt Nam là không thể không chú ý được, là đã đóng chốt vào rồi. Nhà văn Tô Hoài với ngọn bút lão luyện và tài hoa, đã chấm phá bức tranh thủy mạc về người về cảnh miền núi chinh phục chúng ta từ nhiều năm nay. Con dế mèn phiêu lưu đã xòe cánh trên vùng Tây Bắc... một lời khen rất có duyên về anh, và chứng tỏ cái uy thế tuyệt đối của anh về địa bàn miền núi.

Lúc ấy Ma Văn Kháng vẫn còn là cậu học trò cần cù học, đọc và lầm lũi như chú bé dân tộc theo mẹ đi chợ, đi theo con đường của Nam Cao, Tô Hoài khai phá.

Tiếp bước cha anh... đấy là truyền thống dân tộc.

Tác phẩm

Đồng bạc trắng hoa xòe (tiểu thuyết, 1979
Vùng biên ải (tiểu thuyết, 1983)
Người Thợ Mộc Và Tấm Ván Thiên
Gặp Gỡ Ở La Pan Tẩn
Chim Én Liệng Trời Cao
Bóng Đêm
Trăng non (tiểu thuyết 1984)
Phép lạ thường ngày
Thầy Thế đi chợ bán trứng
Mưa mùa hạ (tiểu thuyết 1982)
Mùa lá rụng trong vườn (tiểu thuyết, 1985)
Võ sỹ lên đài
Thanh minh trời trong sáng
Hoa gạo đỏ
Côi cút giữa cảnh đời (tiểu thuyết 1989)
Đám cưới không giấy giá thú
Đám cưới không có giấy giá thú (tiểu thuyết, 1989)
Chó Bi, đời lưu lạc (tiểu thuyết 1992)
Ngày đẹp trời (truyện ngắn 1986)
Vệ sĩ của Quan Châu (truyện ngắn 1988)
Giấy trắng (tiểu thuyết)
Trái chín mùa thu (truyện ngắn 1988)
Heo may gió lộng (truyện ngắn 1992)
Trăng soi sân nhỏ (truyện ngắn 1994)
Ngoại thành (truyện ngắn 1996)
Truyện ngắn Ma Văn Kháng (tuyển tập 1996)
Vòng quay cổ điển (truyện ngắn 1997)
Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương (hồi ký 2009)
Một mình một ngựa (Tiểu thuyết 2007)
Một Chiều Dông Gió
Một Nhan Sắc Đàn Bà
Trốn Nợ