Cải Cách Hồ Quí Ly

Thể loại: Lịch Sử ;Danh Nhân
Tác giả : Phan Đăng Thanh
  • Lượt đọc : 8
  • Kích thước : 24.75 MB
  • Số trang : 216
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 288
  • Số lượt xem : 1.371
  • Đọc trên điện thoại :
Trong từng thời kỳ lịch sử Việt Nam, những nhà cải cách đả lần lượt xuất hiện. Có những người năm giữ quyền điều khiển đất nước nên đã có điều kiện thuận lợi tiến hành công cuộc cải cách của mình. Đó là trường hợp của Tiết độ sử Khúc Hạo (907 - 918), của vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497), của Quang Trung Hoàng đế Nguyễn Huệ (1788 - 1792)... Cũng có những nhà chính trị có tư tưởng cải cách đem ra kiến nghị với nhà cầm quyền đương thời, cũng như bôn ba vận động, truyền bá tư tưởng cải cách của mình trong quần chúng nhân dân mà chưa thể tiến hành được công việc cải cách nào, bởi họ không có quyền lực Nhà nước trong tay. Đó in trường hợp của Chu Văn An, Nguyễn Trường Tộ, Bùi Viện, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh... Mỗi đề nghị cải cách của họ đưa ra đều nhằm giải quyết nhưng ách tắc, mâu thuẫn trong xã hội, có khi phải đối phó với những khủng hoảng trầm trọng của xã hội.

Trường hợp Hồ Qui Ly thì khác.

Hồ Quí Ly là một nhà cải cách lớn cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV ở nước ta. Lúc đầu, với vai trò của một đại thần nhà Trần, ông đã từng bước đem tư tưởng của mình ra thực hiện, song vì chưa nắm được quyền lực quốc gia trọn vẹn trong tay nên ông không có đủ điều kiện để thực thi cải cách đến nơi đến chốn. Từ đó ông quyết tâm tổ chức, vận động chính trị để làm cuộc đảo chính cung đình giành lấy chính quyền vào tay minh và trực tiếp điều khiển công cuộc cải cách trên cương vị một nhà vua, một thái thương hoàng, người có quyền lực tối cao cả nước...

Tư tưởng cải cách của Hồ Quí Ly thật toàn diện và táo bạo. Chỉ trong khoảng thời gian tương đối ngắn ngủi - hơn 25 năm cuối đời Trần và chưa đầy 7 năm dưới đời Hồ - những việc làm thực tế của Qui Ly cho thấy ông đã vạch ra và quyết tâm thực hiện cải cách khắp mọi lĩnh vực : chính trị, hành chính, quốc phòng, kinh tế, tài chính, tư tưởng, văn hóa, giáo dục, xã hội... Thuở ấy, tư tưởng nào của ông cũng mới mẻ, hành động nào của ông cũng trọng đại... Song cuối cùng, công cuộc cải cách ấy đã thất bại một cách thảm hại : dòng họ bị mất ngôi, dân tộc bị mất nước !