Chăn Gối

Tác giả : Alberto Moravia
  • Lượt đọc : 380
  • Kích thước : 0.64 MB
  • Số trang : 110
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 130
  • Số lượt xem : 1.402
  • Đọc trên điện thoại :
Chăn Gối - Alberto Moravia
Lê Thanh Hoàng Dân, Mai Vi Phúc dịch
Trẻ xuất bản năm 1973, Sài Gòn

Alberto Moravia , bút danh của Alberto Pincherle , (sinh ngày 28 tháng 11 năm 1907, Rome , Ý - mất ngày 26 tháng 9 năm 1990, tại Rome), nhà báo, nhà văn viết truyện ngắn và tiểu thuyết gia người Ý nổi tiếng với những bức chân dung hư cấu về sự xa lánh xã hội và sự thất tình tình dục . Ông là một nhân vật quan trọng trong văn học Ý thế kỷ 20 .

Moravia mắc bệnh lao xương (một dạng viêm tủy xương thường do Mycobacterium tuberculosis gây ra ) khi 8 tuổi, nhưng trong vài năm bị giam trên giường và hai năm trong viện điều dưỡng, anh đã học tiếng Pháp, Đức và Anh; đọc Giovanni Boccaccio , Ludovico Ariosto , William Shakespeare , và Molière; và bắt đầu viết. Moravia từng là nhà báo một thời gian ở Turin và phóng viên nước ngoài ở London. Cuốn tiểu thuyết đầu tiên của anh ấy ,Glierencei (1929; Thời gian thờ ơ ), là một nghiên cứu thực tế gay gắt về sự bănghoại đạo đức của một người mẹ trung lưu và hai đứa con của cô ấy. Nó đã trở thành một cảm giác. Một số tiểu thuyết quan trọng hơn của ông là Agostino (1944; Hai vị thành niên ); La Romana (1947; Người phụ nữ thành Rome ); La disubbidienza (1948; Bất tuân ); và Il contista (1951; The Conformist ), tất cả đều về chủ đề cô lập và xa lánh. La ciociara (1957;Two Women ) kể về một sự thích nghi với cuộc sống của người Ý sau Thế chiến thứ hai. La noia (1960;The Empty Canvas ) là câu chuyện về một họa sĩ không thể tìm thấy ý nghĩa trong tình yêu hay công việc. Nhiều cuốn sách của Moravia đã được dựng thành phim chuyển động.

Những cuốn truyện ngắn của ông bao gồm Racconti romani (1954; Roman Tales ) và Nuovi racconti romani (1959; More Roman Tales ). Racconti di Alberto Moravia (1968) là một tập hợp những câu chuyện trước đó. Các tuyển tập truyện ngắn sau này bao gồm Il paradiso (1970; "Paradise") và Boh (1976; Tiếng nói của biển và những câu chuyện khác ).

Hầu hết các tác phẩm của Moravia đều đề cập đến sự khô cằn trong cảm xúc, sự cô lập, và sự thất vọng hiện sinh , đồng thời thể hiện sự vô ích của sự lăng nhăng tình dục hoặc tình yêu vợ chồng như một lối thoát. Các nhà phê bình đã ca ngợi văn phong rõ ràng, không trang điểm của tác giả, khả năng thâm nhập tâm lý, kỹ năng trần thuật và khả năng tạo nhân vật chân thực và đối thoại chân thực của tác giả .

Nhận quyền truy cập độc quyền vào nội dung từ Phiên bản đầu tiên năm 1768 của chúng tôi với đăng ký của bạn. Đăng ký ngay hôm nay
Quan điểm của Moravia về văn học và chủ nghĩa hiện thực được thể hiện trong một cuốn sách tiểu luận đầy kích thích, L'uomo come fine (1963;Người đàn ông như một kết thúc ), và cuốn tự truyện của anh ấy , Cuộc đời của Alberto Moravia, được xuất bản vào năm 1990. Anh ấy đã kết hôn một thời gian với tiểu thuyết gia Elsa Morante .

***

Lê Thanh Hoàng Dân (sinh năm 1937) là một cựu giáo sư, nhà nghiên cứu và dịch giả người Việt Nam.
Giáo sư sinh tại Sài Gòn (tên cũ của Thành phố Hồ Chí Minh). Trước năm 1975 ông là giảng viên tại các trường Đại học như Võ Trường Toản (Sài Gòn, từ khi thành lập đến năm 1965), Quốc gia Sư phạm Sài Gòn, Đại học Sư phạm Sài Gòn, Đại học Sư phạm Cần Thơ, Cao Đài, Hòa Hảo. Ông viết một số sách về tâm lý, giáo dục và liên quan đến các bậc học phổ thông.

Tủ Sách Văn Học Thế Giới
Chăn Gối
NXB Trẻ 1973
Alberto Moravia
Dịch: Lê Thanh Hoàng Dân, Mai Vi Phúc
196 Trang
File PDF-SCAN
***
Trước hết tôi cần phải nói ngay về vợ tôi. Yêu có nghĩa là, giữa bao nhiêu việc khác, tìm kiếm nét khả ái để nhìn ngắm và xét đoán người mình yêu. Và tìm kiếm nét khả ái không chỉ trong sự chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nàng, mà còn chiêm ngưỡng những khuyết điểm, dù ít hay nhiều. Ngay từ những ngày đầu của cuộc hôn nhân, tôi đã cảm thấy thích thú được nhìn ngắm Léda (tên nàng), được săm soi khuôn mặt và trọn cả con người nàng trong từng cử động nhỏ nhặt và từng nét mặt thoáng qua.

Vợ tôi, ngày tôi cưới nàng, chỉ vừa hơn ba mươi tuổi. (Kể từ ngày đó và sau khi cho ra đời ba đứa con, một vài đường nét của nàng, tôi sẽ không nói là đã thay đổi, nhưng có biến đổi phần nào.) Tác người khá cao dù không thực sự cao lắm, trông nàng xinh đẹp, với một thân hình và một khuôn mặt khá hoàn mỹ. Khuôn mặt nàng dài và mỏng, có cái vẻ lẩn tránh, ngơ ngác, gần như khó dò được tình ý, mà một đôi khi những nữ thần cổ điển khoác lấy trong một vài bức tranh xưa cũ tầm thường, mà nét sơn phơn phớt bị sự meo mốc của thời gian khiến càng thêm phần mơ hồ. Cái vẻ độc đáo, vẻ đẹp khó nhận ra được nầy, tựa như một tia nắng phản chiếu lên một bức tường, hay một bóng mây trên mặt biển, mỗi lúc có thể mờ xóa đi, chắc hẳn là do mái tóc vàng màu kim khí, lúc nào cũng hơi rối, và những lọn tóc dài gợi lên nét vời vợi của niềm sợ hãi, sự trốn chạy, kể cả nét vời vợi của đôi mắt xanh lơ, bát ngát, hơi xếch lên, với con ngươi nở lớn và cái nhìn khép nép và phân vân, đã gợi lên, giống như mái tóc, một tâm trạng sợ sệt và bất chợt.

Nàng có một sống mũi dài, thẳng và thanh tú, và một cái miệng rộng đỏ tươi, môi dưới viền rộng một cái cằm quá nhỏ, và nét môi quanh queo vô cùng gợi lên một nhục cảm đắm đuối và ám muội. Đó là một khuôn mặt không đều đặn và thế nhưng lại rất đẹp, một vẻ đẹp, như tôi đã nói, khó dò xét được tình ý, một vẻ đẹp mà trong một vài lúc nào đó và một vài trường hợp nào đó – như người ta sẽ thấy về sau – trở thành tiêu tán dần dần.

Thân mình của nàng cũng giống như vậy. Nàng có một thân trên gầy ốm và thanh nhã của một cô gái, trái lại cái khối lượng, vẻ kiên cố, sự nở lớn của hông, bụng và hai chân để lộ ra một sức vạm vỡ và khêu gợi. Nhưng sự không tương xứng đó, giống như sự không tương xứng của khuôn mặt, biến mất dưới nét duyên dáng của một vẻ đẹp đã vây bọc lấy nàng từ đầu tới chân bằng một sự hoàn mỹ, giống như một điệu nhạc quen thuộc và thanh tao hay một ánh sáng đổi màu một cách huyền bí. Nói ra có vẻ lạ lùng, nhưng một đôi khi, nhìn nàng, tôi đâm ra nghĩ về nàng như nghĩ về một người với những đường nét và hình thể cổ điển, không khuyết điểm, hòa hợp nhịp nhàng, thanh tỉnh, cân đối. Tới mức cái vẻ đẹp đó, hãy gọi là vẻ đẹp tinh thần, vì không có một cách gọi nào khác, làm cho phấn khởi. Nhưng có lúc vẻ rực rỡ nầy bị rách đi và lúc đó tôi mới nhận thấy có nhiều sự thiếu đều đặn, vừa chứng kiến sự thay hình đổi dạng khổ sở của người nàng.

Tôi khám phá ra được điều đó trong những ngày đầu tiên của cuộc hôn nhân và trong một giây lát tôi có cảm tưởng đã bị lừa gạt giống như một người lấy vợ vì quyền lợi nhưng hôm sau khám phá ra rằng của hồi môn của vợ quá nghèo nàn.

Quả thực, một vẻ cau mày nhăn nhó và không thành lời, như để nói lên nỗi sợ hãi, niềm lo âu, sự ghê tởm và đồng thời một vẻ quyến rũ hững hờ một đôi khi làm cho khuôn mặt vợ tôi nhăn lại. Vẻ nhăn nhó đó có thể nói là nó đã làm nổi bẩn lên một cách mạnh mẽ sự không đều đặn tự nhiên giữa các đường nét, và tạo cho diện mạo của nàng cái vẻ gớm guốc của một mặt nạ quái dị trong đó những đường nét có thể bị thêm thắn tới mức trở thành một bức hoạt họa, bởi một trò khôi hài đặc biệt, khiếm nhã vừa khó chịu: nhất là cái miệng, kế tới hai lằn nhăn viền quanh nó và hai lỗ mũi và con mắt. Vợ tôi thoa rất dày trên môi một màu son đỏ chói, ngoài ra, vì nước da tái, nàng đánh phấn hai bên má. Khi vẻ mặt bình thản, những màu sắc nhân tạo đó không dễ nhận ra và chúng hòa hợp vối màu mắt, tóc và da nàng. Nhưng khi nàng nhăn nhó, chúng đột nhiên có vẻ sống sượng và lộ liễu, thế rồi trọn cả khuôn mặt, một phút trước đây rất đỗi thanh tỉnh, sáng láng và đẹp một cách cổ điển, giờ đây gợi lên những đường nét quái dị và bốc lửa của những mặt nạ vào dịp giả trang ngày lễ Carême, cộng thêm vẻ tục tĩu khó tỉa mà người ta có thể gọi, trong những lúc co giựt như vậy, đó là sự yểu điệu, mức nồng nhiệt và kích thích của xác thịt. Và thân mình của nàng, cũng giống như khuôn mặt, có riêng cho nó một cách thức khinh thường sức quyến rũ của vẻ đẹp để vặn vẹo một cách khó coi. Nàng co rúm người lại trong một cử động sợ sệt và ghê tởm, nhưng đồng thời, giống như một vài vũ công và diễn viên câm đã làm để khích động khán giả, nàng duỗi chân và tay trong một tư thế tự vệ và kháng cự, kế đó thân mình của nàng uốn thành cánh cung như để mời gọi hay khêu gợi. Lúc đó nàng có vẻ như lấy tay gạt tránh một mối hiểm nguy tưởng tượng, nhưng đồng thời sự co rúm kịch liệt của hai bên hông hình như chứng tỏ rằng mối hiểm nguy đó và sự tấn công đó không làm cho nàng khó chịu. Tư thế trông chướng mắt và, một đôi khi càng chướng thêm vì vẻ mặt nhăn nhó, khiến có lúc, người ta nghi gờ rằng nó thuộc về cùng một người mới đây rất đỗi giữ gìn, rất đỗi thanh tĩnh và đẹp khôn tả.

Tôi đã nói yêu có nghĩa là âu yếm những nét xấu nơi đối tượng tình yêu của mình, nếu có cũng bằng như những vẻ đẹp. Những vẻ nhăn nhó, những sự co rúm đó, mặc dầu khá vô duyên, đối với tôi, cũng thân thiết mau chóng không kém gì nét duyên dáng, sự cân đối và vẻ thanh tĩnh của những lúc thơ mộng nhất. Nhưng yêu còn có nghĩa là không hiểu thấu, vì, nếu quả thực có một mãnh lực yêu thương bao hàm sự thông cảm thì đồng thời cũng có một mãnh lực khác, mê đắm hơn, khiến bạn trở thành mù quáng trước người mình yêu. Mù quáng thì tôi không có, nhưng tôi thiếu sự sáng suốt tinh thần của một tình yêu chịu nhiều thử thách và lâu đời. Tôi biết rằng trong một vài trường hợp vợ tôi trở thành xấu xí, điều đó đối với tôi như có vẻ quái gở nhưng lại dễ thương, giống như tất cả những gì liên hệ tới nàng, và tôi không muốn, cũng như không biết phải làm thế nào vượt quá nhận xét đó.

Ngoài ra tôi còn phải nói rằng những chứng giựt gân đó xảy ra rất ít, và không bao giờ vào những lúc chúng tôi gần gũi nhau. Tôi không nhớ có một lời nào, một cử chỉ nào của tôi đã gây ra nơi nàng sự biến đổi lạ lùng đó của khuôn mặt trở thành mặt nạ và thân mình trở nên con vật múa rối. Trái lại, chính trong những lúc chăn gối nàng mới có vẻ như đạt tới cực điểm của vẻ đẹp huyền hoặc và không tả xiết của nàng. Lúc đó nơi con ngươi nở lớn của cặp mắt to lớn của nàng có một lời kêu gọi từ tốn, dịu dàng, nhu mì, nhiều ý tứ hơn mọi lời nói. Miệng nàng có vẻ như bày tỏ, qua vẻ gợi dục và nét quanh quẹo của đôi môi, một lòng nhân từ hay thay đổi và thông minh và nguyên cả khuôn mặt của nàng tiếp nhận những cái nhìn của tôi giống như một tấm kiếng huyền bí và khiến yên tâm, nơi mà những sợi tóc rối màu vàng bắt hình dùng ra một cái khung tương xứng với tấm kiểng. Thân hình tự nó như cố định trong hình dáng đẹp nhất của nàng, nằm sóng sượng một cách vô tội và uể oải, rũ rượi và trơ trơ, giống như một miền đất hứa trả rộng vài ối ra tận chân trời xa thẳm, với những cánh đồng, những dòng sông, những ngọn đồi và thung lũng dưới những cái nhìn đầu tiên. Trái lại, vẻ nhăn nhó và dám co rúm hiện ra trong những trường hợp bất ngời và vô lối nhất; tôi chỉ cần nhắc lại một vài trường hợp. Vợ tôi luôn là một độc giả say mê loại tiểu thuyết trinh thám. Nơi những đoạn mà tình tiết chắc hẳn trở nên hấp dẫn và hồi hộp hơn đoạn trước, tôi đã để ý thấy vẻ mặt của nàng dần dần trở nên khó coi dưới vẻ nhăn nhó và vẻ mặt này không biến mất trước khi chấm dứt cái đoạn đã kích thích nàng. Mặt khác, vợ tôi là một con bạc. Tôi cùng đi với nàng tới Campione, Monte-Carlo, San Remo. Không một lần nào, khi đặt tiền xong và khi bánh xe quay tròn, làm quả cầu nhỏ nhảy trên các con số, vẻ nhăn nhó làm cho xấu xí lại không biến khuôn mặt của nàng. Cuối cùng đôi khi chỉ cần nàng xỏ kim, hay trông thấy một đứa trẻ chạy dọc theo một miệng hố, có thể rớt xuống đó, hay chỉ cần nàng nhận phải một giọt nước lạnh trên ót là cử động co rúm đó vồ lấy nàng.

Tuy nhiên, để xét cho tận tường sự việc, tôi muốn đề cập tới hai trường hợp mà sự biến đổi độc đáo của vợ tôi hình như, theo tôi, có những nguyên nhân phức tạp hơn. Một hôm, ở tại miền quê, trong khu vườn của biệt thự chúng tôi đang ở, tôi cố gắng nhổ một cây cỏ mọc lan, rễ già và cao nghệu, giống như một cây con đã mọc ngay chính giữa sân trước nhà, không hiểu bằng cách nào. Công việc không phải dễ dàng, vì cây cỏ xanh và ướt trơn tuột giữa hai bàn tay tôi và ngoài ra rễ của nó như đã ăn rất sâu dưới đất. Mải lo nhổ cây cỏ, ,tôi không hiểu tại sao tôi lại ngước mắt nhìn vợ tôi, và tôi đã sửng sốt trông thấy khuôn mặt và thân hình của nàng bị biến đổi hoàn toàn bởi sự co rúm dị thường chỉ riêng có nơi nàng. Cùng lúc đó cây cỏ bị sức nặng của tôi nhổ lên, đã bứng rễ và còn dính với lớp đất bằng một cái rễ dày và dài, và tôi té ngửa ra phía sau, may thôi đầu tôi đập lên mặt xi-măng trải quanh biệt thự.

Một lần khác chúng tôi mời vài người bạn tới dùng cơm tối tại nhà chúng tôi ở La mã. Trước khi khách tới, vợ tôi bận áo tiệc, đánh phấn thoa son và đeo nữ trang, muốn đi xem qua một vòng nơi nhà bếp để coi mọi sự được như ý không. Tôi đi theo nàng. Chúng tôi trông thấy chị bép đang kinh hoảng lên vì con tôm hùm, một con vật to lớn với hai càng dữ tợn và còn thoi thóp, chị ta không dám bắt nó và quăng vô chảo. Một cách rất giản tiện, vợ tôi bước gần bàn, nắm lấy cái lưng con tôm hùm và nhúng nó vô nước sôi. Để làm việc đó, nàng phải đứng cách xa cái lò cũng như con tôm, thì cũng được đi. Nhưng sự thận trọng đó chỉ cắt nghĩa một phần nào thôi vẻ nhăn nhó của khuôn mặt, xấu và thô, và cử động của thân mình, trong một lúc, làm uốn éo một cách khêu gợi hai bên hông dưới lớp tơ sáng chói của áo tiệc.

Tôi tưởng tượng rằng nhiều lần, và trong những trường hợp khác nhau, vợ tôi đã phải nhiều phen trải qua sự giựt gân co rúm đó. Dù sao cũng có một vài sự kiện vẫn còn xác thực: không khi nào khuôn mặt và thân mình của nàng lại co giựt trong khi ân ái. Ngoài ra, những lần co giựt đó bao giờ cũng tiếp theo bằng một sự im lặng âm thầm, lơ lửng, giống với tiếng kêu được nén lại hơn là một sự câm nín hoàn toàn. Cuối cùng, những lần co giựt đó bao giờ cũng hình như phát sanh nỗi lo sợ một biến cố bất ngờ, đột ngột, sấm sét. Một nỗi lo sợ, như tôi đã nói, pha trộn đầy nét quyến rũ.