Chú giải Kinh Đại Duyên

Thể loại: Tôn Giáo – Tâm Linh
Tác giả : Bhikkhu Bodhi
  • Lượt đọc : 175
  • Kích thước : 2.20 MB
  • Số trang : 404
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 103
  • Số lượt xem : 1.273
  • Đọc trên điện thoại :
Bhikkhu Bodhi (Tỳ khưu Bodhi) sinh năm 1944 tại thành phố New York, Hoa Kỳ. Sau khi hoàn thành văn bằng tiến sĩ triết học tại Mỹ quốc vào năm 1972, ngài đến Sri Lanka (Tích Lan) chọn đời sống xuất gia thoát tục.
Bhikkhu Bodhi thọ ñại giới năm 1973, giáo thọ sư là ngài Hòa thượng Balangoda Ananda Maitreya – vị cao tăng nổi tiếng của Phật giáo Sri Lanka, và theo học Giáo Pháp và tiếng Pali với ngài Hòa thượng.
Bhikkhu Bodhi là tác giả nhiều quyển sách Phật giáo và là dịch giả kinh ñiển và luận thư Pāli nổi tiếng trên thế giới. Ngài là Chủ biên, Nhà xuất bản Phật giáo Buddhist Publication Society, Sri Lanka, từ năm 1984 đến năm 2002. Vào năm 2000, ngài ñược mời ñến tham dự và đọc diễn văn tại buổi lễ Vesak (Tam Hợp) lần đầu tiên được tổ chức tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, Hoa Kỳ.
Bhikkhu Bodhi trở về Hoa Kỳ năm 2002, tiếp tục công trình hoằng pháp, và hiện nay là giảng sư thường trực tại Tu viện Bồ ðề (Bodhi Monastery – Lafayette, New Jersey) và Tu viện Trang Nghiêm (Chuang Yen Monastery – Carmel, New York).

Kinh Đại Duyên trong Trường bộ kinh là bài kinh rất thâm thúy liên quan ñến lý duyên khởi. Tuy nhiên từ lâu đã gây trở ngại rất nhiều cho giới nghiên cứu khi đối diện với những thuật ngữ và ý nghĩa trong đó. Qua dầy công nghiên cứu và thông suốt Pāli, đại sư Bodhi đã trao cho chúng ta chiếc chìa khóa để tiến vào kinh đại duyên một cách vững vàng. Ngay trong phần giới thiệu tác phẩm và cũng là tiểu luận về bản kinh, đại sư đã chứng tỏ sở học uyên thâm và phần này hỗ trợ cho chúng ta rất nhiều.
Nếu sau khi đọc qua phần chú giải, độc giả thấy có vài điểm chưa nắm được, chỉ cần tìm đến phần tiểu luận thì vấn đề sẽ sáng tỏ. đây là một cống hiến lớn lao mà đại sư đã dành cho thế giới qua tác phẩm này.
Hy vọng rằng sau khi đọc qua nội dung kinh đại duyên và chú giải này, người có tín tâm sẽ trân trọng nhiều hơn đối với lý duyên khởi trong bản kinh nói riêng cũng như toàn thể lý duyên khởi qua ý nghĩa “Ai thấy lý duyên khởi là thấy Pháp. Ai thấy Pháp là thấy lý duyên khởi.”