Chủ Nghĩa Thực Dân Pháp Ở Việt Nam - Thực chất và Huyền thoại

Thể loại: Chính Trị ;Lịch Sử
Tác giả : Nguyễn Văn Trung
  • Lượt đọc : 373
  • Kích thước : 24.54 MB
  • Số trang : 319
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 433
  • Số lượt xem : 2.301
  • Đọc trên điện thoại :
Chế độ thực dân đã cáo chung ở Việt Nam và đang chấm dứt ở hầu hết các thuộc địa trên thế giới. Ngày nay, nhìn lại một giai đoạn đất nước bị ngoại bang thống trị, chúng ta có thể rút ra được một bài học lịch sử về những chế độ chính trị.

Thực dân là một hành động xâm lăng và duy trì sự xâm lăng bằng bạo lực nhằm khai thác và chiếm đoạt những tài nguyên của các nước bị thuộc địa. Đó là một hình thức người bóc lột người, người đè nén người. Cho nên chế độ thực dân là một chế độ vô nhân đạo, phi chính nghĩa.

Vì không thể phơi bày tính chất vô nhân đạo một cách trắng trợn, nên chế độ thực dân phải núp sau những lý tưởng, những chủ nghĩa giả dối để huyễn diệu người ta. Có thể gọi những ?? chủ nghĩa thực dân tạo ra là huyền thoại.

Nhưng sự bó buộc phải tạo ra huyền thoại vì thiếu chính nghĩa cũng bày tỏ nhược điểm căn bản của chế độ thực dân, dù nó có mạnh về quyền lực, võ khí, mưu trí… Chính nghĩa là cái nền của một chế độ, không có nền kiên cố thì dù mái tường nhà có chắc chắn đến đâu cũng không thể đứng vững lâu dài được. Trong lịch sử nhân loại, những chế độ xây trên bạo tàn gian ác đều phải sụp đổ. Đó là một quy luật lịch sử, đồng thời cũng là một chân lý cho phép những người bị áp bức tin tưởng và hy vọng trong sự chịu đựng và cuộc chiến đấu của họ : một chế độ bạo tàn gian ác không phải là một định mệnh và không thể tồn tại vĩnh viễn được.