Con Đường Cứu Nước

Tác giả : P. J. Stahl
  • Lượt đọc : 250
  • Kích thước : 2.76 MB
  • Số trang : 72
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 91
  • Số lượt xem : 956
  • Đọc trên điện thoại :
Tác phẩm này nguyên bản có tên "Маруся" là của nữ nhà văn người Nga-Ukraina Marko Vovtchok (Марко Вовчок) xuất bản năm 1871. Nhà văn người Pháp Pierre-Jules Hetzel (bút danh P.-J. Stahl) đã dịch và viết lại cuốn truyện này ra tiếng Pháp và xuất bản với tên "Maroussia" vào năm 1878. Tác phẩm được Thùy Dương dịch, xuất bản tại Việt Nam với tựa đề Cô Bé Anh Hùng.

Con Đường Cứu Nước là tác phẩm của Thẩm Thệ Hà phóng tác dựa theo bản dịch của tác phẩm trên.
***
Năm 1947, giữa lúc không khí văn chương còn tức nghẹn vì khói lửa, quyển “CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC” của Thẩm Thệ Hà và Hường Hoa ra đời1. Nó được độc giả bốn phương niềm nở tiếp đón như một đóa hoa mới, để thay vào những lớp hoa cũ đã tàn úa và rụng dần trên bước đường dũng tiến của dân tộc.

“CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC” là một truyện đặc sắc của P.J. Stahl, nhà văn quốc tế đã nổi tiếng về loại sách giáo dục nhi đồng, đồng thời với bà Comtesse de Ségur, Colette Vivier, Yvonne Ostroga. Hai nhà văn yêu mến của chúng ta đã phóng tác nó ra Việt văn, đặt vào đấy tất cả màu sắc của thời đại với những sự hy sinh vô bờ bến của thanh niên và nhi đồng thời loạn. Tác phẩm ấy đã được quốc tế hoan nghinh, ngày nay sẽ sống lại trong lòng bạn trẻ Việt.

Chúng tôi thận trọng chọn nó làm món quà Xuân cho các bạn, tưởng không còn món quà nào quí hơn. Bạn hãy đọc nó trong buổi trang nghiêm của Xuân về, để nhận lấy cái ý niệm tranh đấu của một mùa Xuân tranh đấu.
VŨ ANH KHANH
***
Cái hạnh phúc của một dân tộc không phải chỉ ở sự thỏa mãn những nhu cầu về vật chất, mà chính là sự bằng lòng của linh hồn. Trong những năm dài đằng đẵng, U-Kiên2 phải sống –
như người ta thường bảo – giữa hai “nguồn lửa” nước Nga và nước Ba-Lan. Người ta cũng có thể bảo rằng giữa bốn “nguồn lửa”, vì ngoài ra còn có quân Turc và quân Tartares.
Nhưng U-Kiên đã bị Nga xâm chiếm. Chủ tướng Ba-Lan lo lập đảng để gây dựng thanh thế ở một kinh kỳ, thành ra U-Kiên chia ra làm hai đội: một đội theo Nga và một đội theo Ba-Lan. Muốn tránh khỏi sự tan tành của xứ-
sở, dân U-Kiên đang sôi nổi và ước ao một sự giải thoát.
Một đội thứ ba bắt đầu thành lập để giữ quyền tự do và giải phóng cho cả xứ U-Kiên. Nhưng than ôi! Đó chỉ là một lực lượng cô lập với tinh thần chiến đấu còn chia rẽ.
Buổi chiều nay, có một cuộc hội họp ở một ngôi nhà quê kệch của xứ U-Kiên. Câu chuyện không ngoài những vấn đề: “Vách thành Tchiguirine”3 còn đủ sức chịu đựng một sự xô xát không? Những kẻ giữ thành có mạnh không?
Người ta có đọc lời tuyên bố của Thủ Tướng không? Các người tình nguyện có nhiều không? Và để trả lời, tất cả đều cùng chung một ý quyết:
- Chiến đấu đến cùng. U-kiên sẽ trở về với tự do.
Một người đàn bà nói:
- Khi nào làm việc cho xứ sở, cho Tổ quốc, người ta không hề trả giá. Người ta không hề hỏi: “Tôi có thể thành công được chăng?”. Nếu bị giết, ta yên tĩnh mà chết. Chết như vậy còn hơn là sống hèn. Những người đã hành động như thế, ước gì đấng Tối Cao rước giùm linh hồn họ. Và nếu cho họ sống lại, họ sẽ làm lại.
Cả thảy đều hoan hô. Cũng có người không nói gì, lặng im khóc. Một cô gái nhỏ, làn tóc hơi xanh, đôi mắt sáng ngời, đôi môi thắm ướt dường như đang sống giữa câu chuyện mình. Đó là một cô bé U-Kiên hoàn toàn tên là Mỹ Lan Nha. Cũng như các cô gái trong nước đều kết trên đầu, vào mùa hè, một vòng hoa, Mỹ Lan Nha vẫn còn vài cành hoa hồng trên làn tóc mịn.
Trời về khuya. Sao lần mọc, chói rạng ngời. Bỗng có tiếng người gõ cửa. Thật là bất ngờ nên không ai tin ở lỗ tai mình cả. Tiếng kêu cửa nhiều lần, và một lần nữa rất rõ rệt và rất mạnh.
Ông chủ nhà ra mở cửa, khách ung dung bước vào.
Trai lịch sự không phải là ít ở U-Kiên, nhưng người khách mới vào ít ai sánh kịp. Nét mặt khách đầy vẻ cao quý.
Trông người khách, ai cũng thấy sự bình tĩnh và sức mạnh.
Mỗi người đều tự hỏi: “Chẳng biết khách từ đâu đến và chàng đi đâu?”. Nhưng vì chàng không nói mà họ không muốn hỏi làm gì. Qua vài câu chuyện, người ta nhận rằng tuy trẻ tuổi, chàng hiểu rất nhiều: phong tục xứ Turc, y phục người Ba-Lan, tánh tình người Nga, hành động của dân Tartares... Đối với xứ U-Kiên, chàng đã trải qua khắp chỗ, chàng đã nghỉ chân ở những thị trấn lớn và những làng bé nhỏ ở đồng quê.
Khi mà tất cả cảm tình xung quanh đều dồn về chàng, khách mới hỏi một giọng hơi buồn và rất thấp:
- Chẳng biết còn con đường nào từ đây đi tới Tchiguirine Không?
Một người trả lời:
- Đến Tchiguirine? Lúc nầy, một con quạ cũng khó có thể bay ngang qua đó!

***
Pierre-Jules Hetzel, bút danh P. J. Stahl, là một biên tập viên và nhà xuất bản người Pháp. Ông được biết đến với các phiên bản minh họa cực kỳ xa hoa của tiểu thuyết Jules Verne được các nhà sưu tập đánh giá cao ngày nay.