Con Hủi

Tác giả : Helena Mniszek
  • Lượt đọc : 310
  • Kích thước : 1.90 MB
  • Số trang : 505
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 137
  • Số lượt xem : 1.649
  • Đọc trên điện thoại :
Không có căn bệnh nào đáng sợ của nhân loại xuất hiện trong câu chuyện, cũng không có người nào mắc phải căn bệnh đó, Con Hủi là cái tên mà trong giới quý tộc gọi nàng, người con gái xinh đẹp, trong trắng như đóa huệ mang tên Stefcia.

Nàng có một chuyện tình thơ mộng, đắm say, trong sáng và vô cùng mãnh liệt nhưng lại bi thương đế nao lòng. Bởi người nàng yêu không ai khác chính là đại công tử của dòng họ quyền quý nhất cả nước – Waldemar Michorowski. Họ chống lại những ràng buộc của đẳng cấp quý tộc để đến được với nhau và bảo vệ hạnh phúc đã lựa chọn. Nhưng liệu họ có vượt qua những ra cản khó khăn và hà khắc của giới quý tộc?

***

Helena Mniszek tên thật là Ravich Rađô Miska thuộc dòng họ Mniszek Tơkhugiơnhixki, sinh năm 1878 tại điền trang Kurơtrưxe tỉnh Vôlưnhe.

Năm 1899 bà lấy ông V. Khugiưnxki, chuyển đến sống ở Platerôvô (Litva), được bốn năm thì chồng qua đời. Năm 1910 bà tái giá, lấy ông A. Rađômiski, theo chồng về điền trang Rôgale, sau đó chuyển đến trang Kukharư ở tỉnh Puôxk (Ba Lan). Năm 1931, bà lại góa chồng, ở với gia đình tại đó.

Mùa thu năm 1939, đại chiến thứ hai bùng nổ, bà bị quân Đức đuổi khỏi nhà, phải chuyển đến Xabnhi cùng Pôđlasie rồi mất tại đó năm 1943.

Trong 20 năm hoạt động văn học (1909 - 1930) bà để lại nhiều tác phẩm, đáng kể nhất là các tiểu thuyết: Con Hủi (1909), Đại Công tử Mikhôrôvxki (1910), Những ngù lông xào xạc (1911), Cậu chủ (1912), Các quận công của rừng (1912), Gahenna (1914), Những kẻ thờ phụng quỷ sa tăng (1918), Ẩn sĩ ( 1919), Chàng Vecte (1921), Quyển của người (1922), Nhân sự (1922), Hoàng hậu Giezlla (1925), Ông bà chủ (1927), Từ mảnh đất của nước mắt và máu (1927), Hoa Mộc Lan (1928), Những người hậu chiến (1929), Nam châm của những con tim (1930)... và một số tập truyện ngắn khác nữa. Bà còn nhiệt tình tham gia nhiều hoạt động xã hội.

Con Hủi là tác phẩm tiêu biểu và nổi tiếng nhất cùa H. Mniszek.