Cú Sốc Thời Gian Và Kinh Tế Việt Nam

Tác giả : Trần Văn Thọ
  • Lượt đọc : 659
  • Kích thước : 2.84 MB
  • Số trang : 257
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 598
  • Số lượt xem : 3.515
  • Đọc trên điện thoại :
  • Đọc Cú Sốc Thời Gian Và Kinh Tế Việt Nam trên điện thoại
Cuốn sách Cú Sốc Thời Gian Và Kinh Tế Việt Nam ra đời nhân dịp Việt Nam kỉ niệm 40 năm ngày chấm dứt chiến tranh và gần 30 năm từ khi có Đổi mới. Sách đánh giá thành quả phát triển trong 40 năm qua, phân tích những thách thức hiện nay và đề khởi đổi mới tư duy và chiến lược cho giai đoạn mới là ba phần chính của cuốn sách. Ngoài ra có chín phụ trang về các vấn đề văn hóa, giáo dục, lịch sử, những khía cạnh có liên quan đến vấn đề phát triển bền vững của nền kinh tế.

Nhiều nội dung trong cuốn sách là những bài viết đã đăng trên các báo ở trong và ngoài nước trong vài năm qua, trong đó nhiều nhất là những bài trên Thời báo kinh tế Saigon. Phần lớn nội dung của Lời nói đầu này cũng đã đăng trên số báo Tết Bính Thân (phát hành giữa tháng 1/2016) của tạp chí này. Ngoài ra, Vietnamnet, Tuổi Trẻ, Doanh nhân Saigon cuối tuần, Diễn Đàn, Thời đại mới, Đà Nẵng, v.v… cũng là xuất xứ của nhiều chương và phụ trang trong sách này. Tuy dùng nhiều bài đã đăng nhưng lần này tác giả đã bổ sung, làm mới tư liệu và sửa chữa những chỗ chưa chính xác.

Nội dung sách được chia thành 3 phần với các chương cụ thể như sau:

Phần I: Việt Nam 40 năm qua

Chương 1: Kinh tế Việt Nam 40 năm qua

Chương 2: Thời gian trong kinh nghiệm phát triển của Nhật Bản 3

Chương 3: Thời gian trong kinh nghiệm phát triển của Hàn Quốc

Chương 4: Việt Nam và Trung Quốc:

Chương 5: Việt Nam trong dòng chảy lao động tại Á châu

Chương 6: Từ Tokyo nhìn lại 40 năm Việt Nam

Phần II: Những thách thức có tính thời đại

Chương 7: Nguy cơ chưa giàu đã già

Chương 8: FDI và nguy cơ phân hóa kinh tế Việt Nam

Chương 9: Thách thức trước sự trỗi dậy của Trung Quốc

Chương 10: Bẫy thu nhập trung bình: Trường hợp Việt Nam

Chương 11: Trào lưu kinh tế Á châu và nguy cơ tụt hậu của Việt Nam

Phần III: Đổi mới tư duy, tầm nhìn và chiến lược cho 20 năm tới

Chương 12: Chiến lược thoát Trung

Chương 13: Dùng ODA như thế nào?

Chương 14: Công nghiệp hóa: Ai phải là người giàu?

Chương 15: Thực hiện giấc mơ thành quốc gia thượng đẳng

Chương 16: Ý tưởng cho giai đoạn mới