Cuộc Thám Hiểm Vào Lòng Đất

Tác giả : Jules Verne
  • Lượt đọc : 728
  • Kích thước : 1.19 MB
  • Số trang : 93
  • Đăng lúc : 3 năm trước
  • Số lượt tải : 220
  • Số lượt xem : 2.604
  • Đọc trên điện thoại :
Cuộc Thám Hiểm Vào Lòng Đất được xuất bản vào năm 1864. Câu chuyện kể về một giáo sư người Đức tin rằng có những miệng núi lửa có con những con đường đi thẳng cuống trung tâm Trái đất. Ông, đứa cháu trai Axel, và người dẫn đường Hans của họ đã trải qua những chuyến phiêu lưu thú vị, gặp gỡ những con vật thời tiền sử cùng các thảm họa tự nhiên, cuối cùng đã quay lại mặt đất ở miền Nam nước Ý.
***
Chuyện bắt đầu khi giáo sư Lindenbrock mua được cuốn sách cổ rồi cùng đứa cháu trai Axel giải mã và tìm ra con đường đi xuống tâm trái đất qua núi lửa Sneffels Jukull ở Iceland. Đoàn thám hiểm ba người gồm giáo sư, Axel và người dẫn đường Hans đã gặp những hiện tượng kỳ lạ và cả những nguy hiểm chết người: có một hang động đầy khí dễ cháy, những loại cây hóa thạch và nấm khổng lồ, những sinh vật thời tiền sử trong đó có người khổng lồ cao tới 12 feet…

Làm thế nào đoàn thám hiểm có thể thoát khỏi mọi nguy hiểm luôn rình rập, quay trở lại mặt đất với cuộc sống trước kia? Câu trả lời đang chờ bạn giải đáp, vậy bạn có đủ can đảm để đối mặt với những thử thách và nhận được danh hiệu “nhà thám hiểm tài ba” không. Hãy cùng Jules Verne tham gia cuộc thám hiểm vào lòng đất!
***
Chủ nhật, ngày 24 tháng 5 năm 1863, giáo sư Lidenbrockenbrock vội vã trở về ngôi nhà của ông ở số 19 đường Konigstasse, nằm trong khu phố cổ kính nhất ở thành phố Hambourg.
Trong khi ấy, Dì Marthe, người đầu bếp của chúng tôi, đang vội vã nổi lửa làm bữa ăn chiều.
- Dì Marthe này, chú tôi là người háu đói nhất hạng đấy. Ông ta về mà chưa chuẩn bị xong bữa ăn thì thế nào cũng lối ầm ĩ lên cho xem.
- Giáo sư Lindenbrock về rồi à?
- Phải, dì Marthe ạ. – Tôi trấn an người đầu bếp đáng thương. – Nhưng dì đừng lo vì còn đến nửa giờ nữa mới đến bữa ăn chiều.
- Nhưng sao hôm nay giáo sư lại về sớm vậy hả?
- Cháu không rõ, nhưng chắc lát nữa chú sẽ nói cho chúng ta nghe chứ gì.
- Thật khổ! – Dì Marthe kêu lên. – Thôi tôi phải xuông nhà bếp để tiếp tục chuẩn bị bữa ăn, cậu hỏi dùm vì sao hôm nay giáo sư về sớm quá và nói giúp dùm tôi về bữa ăn chưa nấu xong nhé.
Nói xong, dì Marthe trở vào nhà bếp, bỏ tôi lại một. Nhưng làm cách nào để giải thích cho chú tôi hiểu ra tại sao bữa ăn chưa nấu xong quả là một việc làm khó khăn đối với tôi. Nên tôi định rút êm lên căn phòng nhỏ của mình trên lầu thì nghe tiếng cửa mở ra, rồi những bước chân nặng nề làm rung rinh cả chiếc cầu thang gỗ và chú tôi xồng xộc đi vào phòng làm việc của ông ta. Vừa đến nơi, chú tôi quăng cây gậy vào góc phòng và vứt cái nón lên bàn làm việc rồi nóng nảy gọi to:
- Axel, đi theo chú mau!
Tôi chưa kịp nhúc nhích thì chú tôi đã nổi nóng và hét lên một lần nữa với giọng không thể tưởng tượng nổi:
- Thế nào! Sao chưa mau tới đây hả?
Tôi nhảy phắt lên rồi vội vàng chạy theo chú tôi vào phòng của ông. Tôi cũng phải nói rõ rằng chú Otto Lidenbrockenbrock không phải là người xấu bụng nhưng chỉ có một cố tật là quá nóng tính, khó mà làm vừa lòng chú ấy. Đôi khi chỉ vì một chuyện nhỏ, ông trở lên kỳ quặc khủng khiếp.
Chú tôi là giáo sư ở đại học Hambourg, giảng dạy về môn địa chất học và trong mỗi buổi giảng về môn học này chú thường hay nổi cáu lên một vài lần. Nhưng dù sao đi nữa, có một việc mà mọi người đều không thể phủ nhận được là giáo sư Lidenbrock là một nhà khoa học có tài.
Nếu có ai đưa cho chú một viên đá, chú sẽ ngắm nghía, gõ rồi nghe tiếng phát ra hoặc ngửi mùi và mỗi lần như vậy chú sẽ cho biết nó làm bằng chất gì và xuất xứ của nó. Hiện thời, người ta biết hết thảy khoảng 600 loại đá và chú tôi có thể nói ngay tức khắc là viên đá này thuộc loại nào trong số đó.
Các nhà khoa học lừng danh khác thường hay đến thăm chú tôi. Họ đến để tham khảo ý kiến của chú tôi về những vấn đề khó khăn nhất mà họ không thể giải quyết nổi. Chú tôi đã khám phá được nhiều điều rất quan trọng cho nền khoa học hiện đại và là tác giả của những bài báo lớn. Ông còn là giám đốc một viện bảo tàng địa chất có chứa một bộ sưu tập khoáng sản giá trị và nổi tiếng khắp châu Âu. Do đó, tên tuổi của giáo sư Lidenbrock luôn được nhắc tới một cách trang trọng tại mọi trường đại học và các viện hàn lâm khoa học.
Và bây giờ, vị giáo sư đáng kính ấy đang nóng nảy gào thật to tên tôi. Bạn hãy tưởng tượng ra một người cao, gầy, sức khỏe rất tốt. Ông có một nước da thật đẹp và trẻ trung khiến ông trông nhỏ hơn nhiều so với cái tuổi năm mươi của mình. Đôi mắt to của ông lúc nào cũng đảo lia lịa sau đôi tròng kính thật to.
Chú tôi sống trong ngôi nhà nhỏ ở đường Konigstrasse. Ngôi nhà trông xuống một trong những dòng kênh ngoằn ngèo chảy qua khu phố cổ kính của thành phố Hambourg. Dù chỉ là giáo sư đại học nhưng chú tôi quả là giàu. Ông làm chủ cả ngôi nhà và tất cả mọi thứ đồ vật bên trong, kể cả tôi, dì Marthe và cả Grauben, cô thiếu nữ xinh đẹp người xứ Virland vày mới mười bảy tuổi, là cháu họ của giáo sư.
Còn tôi với tư cách là cháu của giáo sư, tôi cũng là một đứa trẻ mồ côi. Khi cha mẹ tôi mất, tôi đến ở trong ngôi nhà này và trở thành phụ tá cho ông. Phải thú nhận rằng tôi rất thích môn địa chất học. Hình như có một dòng máu của nhà địa chất học đang chảy trong cơ thể của tôi. Tôi thích nó đến nỗi không bao giờ biết chán trong việc nghiên cứu những mẫu đá.
Nói chung thì cuộc sống của tôi cũng khá sung sướng trong căn nhà nhỏ trên đường Konigstrasse này mặc dù chủ của nó hơi khó tính và hay gắt gỏng nhưng rất yêu mến tôi. Cố điều ông hoàn toàn không có khả năng kiên nhẫn chờ đợi và lúc nào cũng tỏ vẻ vô cùng vội vã. Hồi tháng tư vừa qua, ông có gieo mấy hạt giống vào chậu kiểng đặt trong phòng khách. Và ông đã nóng nảy đến độ cứ mỗi sáng đều ra mớm những cái lá cho chúng lớn nhanh hơn.
...
Mời các bạn đón đọc Cuộc Thám Hiểm Vào Lòng Đất của tác giả Jules Verne.