Đa Tình Kiếm Khách, Vô Tình Kiếm

Tác giả : Cổ Long
  • Lượt đọc : 229
  • Kích thước : 2.69 MB
  • Số trang : 1186
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 86
  • Số lượt xem : 1.062
  • Đọc trên điện thoại :
Đa tình kiếm khách vô tình kiếm là một truyện kiếm hiệp nằm trong bộ Tiểu Lý phi đao của nhà văn Cổ Long. Nhân vật chính trong truyện là Thám hoa Lý Tầm Hoan, với tuyệt chiêu phóng phi đao, được võ lâm ca tụng là: Tiểu Lý phi đao, lệ bất hư phát

Nhân vật chính của truyện là Lý Tầm Hoan. Ngoài ra còn có một số nhân vật khác như: Lâm Thi Âm, Thiết Giáp Kim Cương, Tiểu Phi, Lâm Tiên Nhi...

Lý Tầm Hoan sau mười năm sống ở quan ngoại trở về lại Trung Nguyên. Vừa đặt chân đến Trung Nguyên, Lý Tầm Hoan đã gặp một người thanh niên trẻ: Tiểu Phi, 1 tay kiếm siêu quần. Đồng thời họ Lý cũng bị dính vào một cuộc tranh chấp quyết liệt trong giới võ lâm nhằm giành lấy bộ Kim ty giáp. Hơn thế, Lý Tầm Hoan còn bị nghi oan là Mai Hoa Đạo, người đã gây ra vô số vụ giết người, cướp của. Họ Lý bị bắt và bị dẫn lên Thiếu Lâm Tự. Tại đây, với bản lĩnh tuyệt luân và trí thông minh của mình, Lý Tầm Hoan đã tự minh oan được cho mình, đồng thời giúp Thiếu Lâm Tự tìm ra nội gián. Cuối cùng, Lý Tầm Hoan nhận ra được Mai Hoa Đạo chính là “tàng kiếm giai nhân” Lâm Tiên Nhi, võ lâm đệ nhất mỹ nhân.
***
Cổ Long tên thật là Hùng Diệu Hoa. Năm sinh chưa được xác định, có tài liệu nói ông sinh năm 1936, có tài liệu nói năm 1937. Có tài liệu nói ông sinh tại Hồng Kông, có tài liệu nói ông sinh ở Trung Hoa lục địa. Tuy nhiên, quê quán (tổ tịch) của ông là ở Giang Tây, Trung Quốc. Ông là một tác gia tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng mọi thời đại, là người khởi nguồn cho dòng tiểu thuyết kiếm hiệp tân phái.

Cổ Long bắt đầu viết văn từ rất sớm. Từ khi học năm thứ hai ở Bộ Sơ trung, Trường Cao cấp Trung học, thuộc Đại học Sư phạm Đài Loan, ông đã bắt đầu phiên dịch các tác phẩm văn học ngắn của Tây phương. Bản dịch đầu tiên của ông gửi đăng ở tạp chí Thanh niên Tự do và kiếm được một ít nhuận bút. Tuy nhiên, sự nghiệp văn chương của Cổ Long chính thức bắt đầu là vào thời gian cuối cấp II. Năm 1956, Cổ Long đã viết bài văn "Từ miền Bắc đến miền Nam" gửi đăng ở tạp chí "Ánh mai" do Ngô Khải Vân chủ biên và nhận được khoản nhuận bút kha khá. Bắt đầu từ đó, Cổ Long tiếp tục viết thêm nhiều bộ tiểu thuyết và văn xuôi, tuy nhiên các tác phẩm thuở ấy chỉ thuần về văn học và chủ yếu là viết về tình yêu nam nữ.

Trong suốt cuộc đời của Cổ Long, có lẽ bị ảnh hưởng từ gia đình mà ông rất sợ cô độc. Bởi thiếu thốn tình yêu thương trong gia đình, ông giao thiệp với bạn bè rất rộng và đối xử với họ rất tốt. Ông uống rượu nhiều và thường kết giao với bạn bè qua bàn rượu, vì vậy mà quan hệ bạn bè của Cổ Long khá phức tạp. Những người bạn cùng học với ông ở Trường chuyên khoa Anh ngữ “Đạm Giang” kể lại rằng ông có quan hệ tốt với bạn học và cũng rất quí trọng tình bạn. Vì vậy mà trong rất nhiều tác phẩm của Cổ Long, tên của các bạn học thời ấy đã được Cổ Long sử dụng làm tên nhân vật, thậm chí là mô tả tướng mạo, tính cách đều rất sát với con người thật.