Demian – Tuổi Trẻ Băn Khoăn

Tác giả : Hermann Hesse
  • Lượt đọc : 1.099
  • Kích thước : 0.78 MB
  • Số trang : 128
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 835
  • Số lượt xem : 3.872
  • Đọc trên điện thoại :
  • Đọc Demian – Tuổi Trẻ Băn Khoăn trên điện thoại
“Chú chim non đấu tranh thoát khỏi quả trứng.

Quả trứng là thế giới.

Ai muốn được sinh ra,

Trước hết, phải phá hủy một thế giới”

Giống như chúng ta, nếu muốn trưởng thành, nếu muốn được sống thật sự thì phải dám bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của bản thân.

Câu chuyện kể về Emil Sinclair, một cậu bé được sinh ra trong một gia đình trung lưu và bước tới ngưỡng tuổi trưởng thành. Cậu có những nhận thức đầu tiên về sự tồn tại của “hai thế giới”, đang băn khoăn giữa ánh sáng và bóng tối, giữa thiện và ác. Đây là câu chuyện của một người trẻ, đại diện cho biết bao người trẻ tuổi khác, bước lên hành trình đi tìm bản ngã của mình.

“Tuổi Trẻ Băn Khoăn (Demian: Câu Chuyện Tuổi Trẻ Của Emil Sinclair)” là cuốn sách khơi gợi cảm hứng cho MV ‘Blood, Sweat & Tears’ và còn là mạch nguồn xuyên suốt album ‘WINGS’ của BTS. Trong chương trình Culture Plaza của đài KBS vào ngày 17/10/2016 các thành viên BTS đã chia sẻ suy nghĩ về tác phẩm này.

RM: “Chúng tôi cảm thấy có những nét tương đồng giữa cuốn sách và những điều mà nhóm muốn nhắn gửi nên chúng tôi đã sử dụng rất nhiều những chất liệu của tác phẩm trong jacket photos và MV”.

Và suốt từ năm 2016 đến 2018, BTS đã liên tiếp phát hành chuỗi Album “Love Yourself” – tất cả đều được lấy cảm hứng từ cuốn sách này “Tuổi Trẻ Băn Khoăn (Demian: Câu Chuyện Tuổi Trẻ Của Emil Sinclair)”

***

Văn hào lỗi lạc người Đức Hermann Hesse sinh ngày 2/7/1877 tại Đức. Cha mẹ ông đều là những nhà truyền giáo từng làm nhiệm vụ ở Ấn Độ, còn ông ngoại là nhà nghiên cứu nổi tiếng về Ấn Độ, bởi vậy tư tưởng của Hesse chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo.

Cảnh gia đình trí thức ngoan đạo với sự pha trộn của nhiều nền văn hoá khác nhau ảnh hưởng rất sâu đậm trong con người nhà văn Hermann Hesse. Tâm hồn ông luôn chuyển động giữa hai cực Đông – Tây để đi tìm một nhân loại thuần khiết, một nhân loại sống trong cảnh bình yên.

Hermann Hesse khởi nghiệp sáng tác bằng thơ ca năm 1898, với tập thơ “Romantische Lieder” (Các bài hát lãng mạn). Tuy nhiên, tên tuổi ông được biết đến nhiều hơn qua các tiểu thuyết “Peter Camenzind”, “Demien”, “Steppenwolf” (Sói đồng hoang), “Siddhartha” và “Das Glasperlenspiel” (Trò chơi với chuỗi hạt cườm). Con đường sáng tác của Hesse đi từ tình cảm cô đơn và nỗi buồn lãng mạn của cuối thế kỷ XIX đến tầm nhìn xa trông rộng, có trách nhiệm đối với xã hội ở thế kỷ XX, ước mơ và tin chắc vào tương lai tốt đẹp hơn của con người.

Hermann Hesse đã từng viết : “Dù bị đau đớn quằn quại, tôi vẫn tha thiết yêu thương trần gian điên dại này”.

Cuộc đời ông đã trải qua vô vàn những thăng trầm đau đớn, nhưng ông vẫn miệt mài sáng tạo. Năm 1946 ông được tặng Giải Goethe và Giải Nobel Văn học.

***

Trọn một chu kỳ đã trôi qua kể từ khi tôi bắt tay lần cuối cùng với Hermann Hesse. Thật ra, thời gian dường như còn dài hơn, trong lúc ấy biết bao sự việc đã xảy ra – biết bao điều đã xảy đến trong lịch sử thế giới và ở cả giữa sự xôn xao, hỗn loạn của cái thời đại rối loạn này, biết bao điều đã đến từ sự tận tụy không ngừng nghỉ do bàn tay của chính chúng ta. Những biến cố bên ngoài, đặc biệt là sự sụp đổ không thể tránh được của nước Đức bất hạnh, cả hai chúng tôi đã thấy trước và cả hai đã từng chứng kiến – mỗi người ở cách xa hẳn trong không gian, xa đến nỗi có những lúc không thể liên lạc với nhau được, song luôn luôn cùng có nhau, luôn luôn nghĩ đến nhau. Lộ trình phổ quát của chúng tôi, rõ ràng là tiến hành một cách riêng rẽ qua lãnh vực tinh thần; theo một lề lối cái này xa cách với cái kia. Và tuy vậy trong một vài ý nghĩa thì chúng tôi là bạn đồng hành và là bằng hữu với nhau, hay có lẽ tôi nên nói, là một sự thân thiết không che đậy của những kẻ cùng chung một đoàn thể; bởi vì tôi thích nghĩ đến mối liên quan của chúng tôi, trong những giới hạn của sự gặp gỡ giữa các nhân vật của ông là Joseph Knecht và tu sĩ Jacobus Dòng thánh St. Benedict, trong tác phẩm Tuồng ảo hóa1 không thể xảy ra mà không “đầy thú vị và kéo dài ra cái cử chỉ lễ phép của những cái cúi đầu vô tận, giống như sự chào nhau giữa hai vị thánh hay những tay cự phách của giáo hội” – một cử chỉ lễ phép, nửa hài hước, trong đặc tánh của người Trung hoa, mà Knecht hết sức thích thú điều ấy, y nhận xét, Magister Ludi Thomas von der Trave cũng là bậc thầy quá khứ.

Tự nhiên cho tới bây giờ tên tuổi của chúng tôi chỉ thỉnh thoảng mới được đề cập đến cùng nhau, và ngay khi việc này xảy ra trong cái cách thức kỳ lạ nhất nó lại làm cho chúng tôi dễ chịu. Một soạn nhạc gia tuổi tác nổi tiếng ở Munich, một người Đức cố chấp và giận dữ cay cú, trong một bức thư gửi cho nước Mỹ mới đây, đã gọi cả hai chúng tôi, Hesse và tôi, là “những kẻ đê tiện” bởi vì chúng tôi không tin rằng dân tộc Đức là những người cao cả và cao thượng nhất, là “một con chim kim tước ở giữa bầy chim se sẻ”. Chính sự so sánh thì đặc biệt yếu đuối và điều gàn dở hoàn toàn không ăn nhập gì với sự vô học, nội cái tính ngạo mạn bướng bỉnh phô bày ra đó khiến người ta sẽ nghĩ rằng, chỉ cái điều ấy không thôi, cũng đủ mang đến nỗi khốn khổ cho dân tộc xấu số này. về phần tôi, tôi đã chấp nhận X với sự cam chịu điều phán xét này của “linh hồn Đức”. Rất có thể ở trong nước tôi, tôi không là gì cả mà chỉ là một con chim se sẻ xám xịt thông minh, giữa một bầy chim hay hót đa cảm, và như thế, vào năm 1933, họ đã hết đỗi hân hoan tống cổ tôi đi, mặc dù ngày nay họ cố hết sức chứng tỏ là đã bị thương tổn sâu xa vì việc tôi không trở lại. Nhưng còn Hesse? Những gì là dốt nát, những gì là thiếu thốn văn hóa, để xua đuổi con chim họa mi này, bởi vì dù thực ông không phải là con chim kim tước giai cấp trung lưu từ lùm cây Đức quốc của nó, nhà thi sĩ trữ tình này mà Moerike đã từng ôm siết vào lòng với mối cảm kích, người đã tạo nên từ ngôn ngữ của chúng ta những hình ảnh thuần túy nhất và hình thức tinh tế nhất, người đã sáng tạo nên từ những bài hát và châm ngôn, sự sáng suốt thâm trầm có nghệ thuật nhất – gọi ông là một “kẻ đê tiện”, kẻ bội phản di sản Đức quốc của ông, đơn thuần chỉ vì ông giữ cái ý kiến riêng rẽ từ cái hình thức mà nó thường được ngụy tạo đến như vậy; bởi vì ông nói với người đời cái sự thực mà nguồn gốc của nó vốn là những điều từng trải hãi hùng nhất vẫn không thể làm cho họ hiểu, và bởi vì những hành động bất chánh đã phạm phải bởi cái chủng tộc này trong sự hãnh tiến của nó đã đánh động lương tâm ông.

Nếu ngày nay, khi chủ nghĩa cá nhân quốc gia đang hấp hối, khi không một vấn đề đơn thuần nào còn có thể giải quyết dược từ một quan điểm quốc gia thuần túy, khi tất cả đã liên quan với “tổ quốc”, trở nên chủ nghĩa địa phương ngột ngạt, phi tinh thần và không hề tiêu biểu cho truyền thống Âu châu như một toàn thể những phẩm giá được kính trọng gì cả, nếu ngày nay cái tinh thần quốc gia chân thật, đặc biệt thuộc về dân gian, vẫn còn bất cứ giá trị nào – và một giá trị tốt đẹp có thể nó vẫn còn giữ – rồi thì chắc chắn điều cốt yếu là, như bao giờ cũng vậy, không phải là cái ý kiến huyên náo om sòm mà là sự thành tựu hiện tại. Đặc biệt ở nước Đức, những kể nào ít bằng lòng với những điều thuộc về Đức quốc thì bao giờ cũng là những người Đức chân thật nhất. Và ai có thể không thấy rằng, nội cái việc làm giáo hóa lao khổ của Hesse, con người văn sĩ – ở đây tôi không nói đến nhà văn sáng tạo – bao quát những hoạt động tận tụy của ông như nhà xuất bản và người sưu tầm, có cái phẩm chất đặc biệt Đức quốc? Cái ý niệm “văn học thế giới” tác tạo ra bởi Goethe, thì tự nhiên và bẩm sinh nhất đối với ông. Một trong những tác phẩm của ông, mà thật ra nó đã xuất hiện ở Mỹ, “xuất bản trong những lợi tức công cộng bởi uy thế của Người Bảo quản Quyền Sở Hữu người Ngoại Quốc, 1945”, mang đúng cái tiêu đề này: “Thư viện Văn học Thế giới” và là cái chứng tích đọc rộng và nhiệt thành với việc đọc sách, đặc biệt thân thuộc với những đền đài cẩn trọng của Đông phương và của một người theo chủ nghĩa nhân bản cao thượng thân thiết với “những tặng vật thiêng liêng và cổ nhất của tinh thần con người”. Các nghiên cứu đặc biệt của ông là những tiểu luận viết về Francis Assisi và Boccaccio mang niên hiệu 1904, và ba chương của ông viết về Dostoievski mà ông gọi là Blick in Chaos (Thoáng nhìn vào sự hỗn loạn). Những ấn bản truyện trung cổ, trung thiên và truyện ngắn của các văn gia Ý tiền bối, những chuyện thần tiên Đông phương, Ca khúc của các thi sĩ Đức, các ấn bản mới của Jean Paul, Novalis và các nhà lãng mạn Đức khác mang tên ông. Chúng tiểu biểu việc làm cần mẫn, trang trọng, chọn lọc, sắp đặt bài vở, tái bản và viết những bài tựa giới thiệu – đủ choán nhiều cuộc sống của một người cầm bút thông thái. Với Hesse nó chỉ là một sự yêu thích quá nhiều (và năng lực nữa chứ) một hoạt động tiêu khiển ưa thích thêm vào với cá nhân ông, một cá nhân lạ thường nhất, làm việc – làm việc mà trong nhiều bình diện của tưởng đã động cập và liên quan đến những vấn đề của thế giới và của cái tự ngã mà không để ý đến những người đương thời với ông.

Ngoài ra, ngay như một thi sĩ, ông thích cái vai trò nhà xuất bản và người bảo quản văn khố, một trò chơi của cuộc khiêu vũ hóa trang đằng sau bề ngoài của kẻ “đưa ra ánh sáng” các trang giấy của những kẻ khác. Thí dụ lớn nhất của điểm này là tác phẩm tuyệt vời của tuổi già của ông, Tuồng ảo hóa, tác phẩm rút ra từ tất cả các nguồn văn hóa nhân loại, cả Đông phương và Tây phương, với phụ đề “Thử Phác họa Cuộc đời của Magister Ludi Thomas Knecht cùng với Di cảo của Knecht, Hermann Hesse xuất bản”. Lúc đọc nó tôi đã cảm thấy rất quả quyết rằng, (như tôi đã viết cho ông vào lúc đó), biết bao yếu tố mô phỏng, sự mơ hồ và nhẹ chế giễu của một tiểu sử dựa trên những ước đoán lượm lặt được, nói tóm lại, bằng lời lẽ khoái hoạt, đã giúp giữ trong vòng những giới hạn tác phẩm cuối cùng này, với sự tiến bộ trí năng hiểm nguy và việc góp phần vào sự bi đát hiển nhiên của nó.

Người Đức ư? Vâng, nếu đó là câu hỏi, thì tác phẩm cuối cùng này cùng với hết thảy tác phẩm trước quả là người Đức, người Đức với một độ gần như không thích hợp, người Đức trong sự lỗi lầm của nó ‘đã từ chối cố gắng làm hài lòng thế giới, một sự khước từ mà chung cục sẽ là vô hiệu, bất cứ điều gì mà người tuổi tác có thể làm, bởi danh tiếng thế giới; vì một lý do giản dị thì đây là thuộc về người Đức trong tuổi già, hạnh phúc, tự do và ý nghĩa trí thức mà tên tuổi Đức quốc nợ nó cái tiếng tốt nhất, mà đối với điều ấy nó nợ sự giao cảm của nhân loại. Tác phẩm táo bạo và trong trắng này đầy sự lạ lùng và đồng thời tinh thần cao cả, thì đẩy truyền thống, trung tín, ký ức, kín đáo – quyết không hề bị chuyển nghĩa. Nó xây dựng sự thân thiết và quen thuộc với một tinh thần mới. Vâng; bình diện cách mạng – cách mạng không trực tiếp với chính trị hoặc ý thức xã hội, nhưng có phần thuộc về tâm linh, một thứ cách mạng đầy thi vị; trong cái phương thức chính tông và chân thật thì nó là tiên tri của tương lai. Tôi không biết làm cách nào khác diễn tả sự đặc biệt, sự hỗn tạp và sự quyến rũ vô song mà tác phẩm ấy gợi ra cho tôi. Nó sở hữu cái thanh sắc lãng mạn, mỏng manh, sự phức tạp, tính tình ưu uất của linh hồn Đức – khí quan và cá nhân buộc chặt với những yếu tố rất khác biệt và ít xa vời đặc tính của tình cảm, những yếu tố của sự phê bình ở Âu châu và của Tâm lý phân tích pháp. Mối liên quan của nhà văn Swabian trữ tình và chất phác này với sự phân tích sâu xa về luyến ái quan của thành Vienne chẳng hạn, đã được phô diễn trong tác phẩm Narziss und Goldmund, một cuốn tiểu thuyết thi vị, độc đáo, hấp dẫn tuyệt vời và là cái tinh thần nghịch thường hấp dẫn nhất của loại đó.

Sự hấp dẫn lạ thường và độc đáo của tác giả này không thua gì thiên tài Tiệp Khắc – Do thái, Franc Kafka mà trước đây ông ta đã được gọi là một “Hoàng đế không ngai của văn xuôi Đức” và đối với ông ta, ông đã phê bình tỏ lòng tôn kính ở mỗi cơ hội thuận tiện – trước rất lâu, trước khi tên tuổi của Kafka trở thành cái mốt ở Paris và New York như thế.

Nếu ông là “người Đức”, rõ ràng về ông không có chi xấu xa hay đáng trách. Sự ảnh hưởng đầy phấn khích của tác phẩm Demian, đến cả một thế hệ ngay sau cuộc đệ nhất thế chiến, từ ngòi bút của anh chàng Sinclair huyền diệu, chắc chắn không sao quên được. Với sự chính xác kỳ bí, tác phẩm thơ mộng này đã đánh vào cân não thời đại và kêu gọi lòng hoan hỉ biết ơn của cả một thế hệ tuổi trẻ mà họ tin rằng sự chú giải cuộc sống nội tâm của họ đã mọc dậy từ giữa con người họ – trong khi đó thì một người đã bốn mươi hai tuổi đầu dâng hiến cho họ những gì mà họ tìm kiếm. Và cần bày tỏ rằng, như một cuốn tiểu thuyết thực nghiệm, thì cuốn Sói đồng hoang táo bạo đâu có thua gì Ulysses2 và The Counterfeiters3.

Đối với tôi, tác phẩm cả đời ông, bắt nguồn từ chủ nghĩa lãng mạn của quê hương Đức quốc, trong mọi cơ hội lại là chủ nghĩa cá nhân một cách kỳ lạ, lúc thì nó nóng nảy buồn cười, khi thì nó tỏ vẻ khao khát sự làm mất thiện cảm một cách huyền bí từ thế giới và thời gian, những chí nguyện tinh thần cao cả và thuần khiết nhất và những việc làm vất vả của thời đại chúng ta. Cái thế hệ văn học mà tôi thuộc vào, trước hết tôi chọn ông, người mà nay đã thực hiện được cái tuổi già đạt đạo, như một người gần gũi và thân thiết nhất với tôi và tôi đã theo dõi sự khai triển của ông với một mối giao cảm nổi bật lên từ những khác biệt cũng như những tương tự của chúng tôi. Tuy nhiên, điều sau đôi khi đã làm tôi hết sức ngạc nhiên. Ông đã viết những điều – tại sao tôi sẽ không nhìn nhận nó nhỉ? – như là Badegast và quả thật, có nhiều trong tác phẩm Tuồng ảo hóa, đặc biệt là sự giới thiệu trang trọng, mà tôi đã đọc và cảm thấy, “như thể nó là một phần của tôi”.

Tôi cũng yêu Hesse như một con người, tính vui vẻ thâm trầm của ông, những lối nô đùa ầm ĩ, cái đẹp xa vời của cái nhìn của ông, ôi chao, cặp mắt đau khổ, mà ánh biếc của nó đã làm sắc sảo cho cái khuôn mặt của lão nông phu miền Swabian tinh khôn sắc sảo. Tôi mới chỉ biết ông một cách thân mật lần thứ nhất, trước đây mười bốn năm, khi đau đớn do sự xúc động về sự thất bại của xứ sở tôi và quê hương tôi, tôi thường ở với ông trong căn nhà và khu vườn xinh xắn của ông ở Ticino.

Trong những ngày đó tôi đã thèm thuồng cuộc sống của ông biết bao! – không nói chỉ việc ẩn dật của ông ở một xứ tự do, mà trên hết cả là cái mực độ khó nhọc để thu đoạt cái tinh thần tự do mà do việc làm ấy ông đã vượt hơn tôi, bởi cái triết lý tách riêng ra tất cả các chính sách Đức quốc của ông. Không có gì vui thú hơn, xoa dịu hơn trong những ngày xáo trộn nọ hơn là sự đàm thoại với ông.

Bởi vì trong một chu kỳ và hơn nữa, tôi đã từng thúc giục là tác phẩm của ông phải được ban tặng giải thưởng văn chương quốc tế của nước Thụy điển. Điều ấy cũng không đến ngay vào giáp lục tuần của ông, và sự chọn lựa làm công dân của quốc gia trung lập Thụy Điền sẽ là một lối xử thế khôn ngoan, ở một cải thời khi mà Hitler (vì Ossielky) đã ngăn cấm việc nhận giải thưởng cho tất cả công dân Đức ở bất cứ lúc nào. Nhưng nay cũng đã có nhiều danh dự xứng đáng hơn, khi một tác giả bảy mươi tuổi thọ chính ông ta tưởng thưởng cho mình cái tác phẩm dồi dào phong phú với một cái gì tuyệt vời cao nhã, tiểu thuyết giáo dục trọng đại của ông. Giải thưởng này mang đến khắp thế giới cái tên tuổi mà cho tới nay đã không được chú ý thích đáng tại khắp các quốc gia và cũng như nó không thể nào không làm nổi lên thanh danh của tên tuổi này ở Mỹ. Vì vậy tôi lấy làm thích thú viết một lời tựa giao cảm cho ấn bản Anh ngữ của tác phẩm Demian nồng nàn đáng ca ngợi này, tác phẩm được viết trong một thứ văn xuôi vị thi khích động, được viết trong thời trung niên cường tráng của ông. Một tác phẩm mỏng manh, nhưng đó là những tác phẩm cỡ nhỏ thường hàm chứa cái cơ năng vĩ đại nhất, chẳng hạn như tác phẩm Die Leiden des jungen Werthers trong việc lưu tâm đến kết quả của nó ở Đức, thì Demian mang một sự tương tự xa xôi. Tác giả ắt đã có một giác quan rất linh hoạt ở hiệu lực của khả năng sáng tạo, vượt trên cá nhân ông như đã được chứng tỏ bởi cái chủ tâm không cho rõ nghĩa của nhan đề, “Câu chuyện của Tuổi Trẻ”, mà nhan đề ấy có thể ứng dụng cho cả thế hệ thanh niên tuổi trẻ cũng như cho một cá nhân. Cảm tưởng này cũng đã được bày tỏ bởi cái sự kiện là Hesse, không muốn cho tên mình xuất hiện trên cuốn sách đặc biệt này mà nó đã được biết đến và trở thành đặc trưng tiêu biểu. Thay vì thế, ông dùng bút hiệu là Sinclair – một tên được tuyển chọn trong giới Hoerlderlin – cho in trên cái bìa rời bên ngoài và trong một thời gian dài đã cẩn thận giấu tên tác giả của ông. Lúc đó tôi đã viết thư cho ông giám đốc nhà xuất bản, ông s. Fischer củng là người xuất bản tác phẩm độc đáo, cảm động này, và “Sinclair” có thể là kẻ nào vậy. Ông ta đã nói dối một cách trung thành: ông nhận bản thảo từ Thụy điển qua một người thứ ba. Song le, sự thật dần dà trở nên biết được, một phần qua sự phê bình phân tích bút pháp nhưng một phần cũng qua những sự khinh xuất để lộ ra. Tuy nhiên, tới lần tái bản thứ mười là ấn bản đầu tiên có mang tên Hesse.

Ở cuối tác phẩm (thời gian là năm 1914), Demian nói với bạn cậu Sinclair: “Sẽ có chiến tranh… Nhưng Sinclair ạ, cậu sẽ thấy rằng đây chỉ là mới bắt đầu. Có lẽ nó sẽ trở thành một cuộc chiến tranh trên một bình diện khổng lồ. Nhưng ngay cả điều ấy nó cũng chỉ là mới khởi đầu. Thế giới mới đang bắt đầu: và đối với những kẻ nào còn khư khư bám vào cái cũ thì thế giới mới ấy sẽ là một điều khủng khiếp. Cậu sẽ làm gì?”

Câu trả lời đúng sẽ là: “Nâng đỡ cái mới mà không hy sinh cái cũ”. Những tên nô bộc tuyệt nhất của cái mới – Hesse chẳng hạn – có thể là người hiểu biết và yêu cái cũ và mang nó vào trong cái mới.