Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền Đẩy Lùi Mọi Bệnh Tật

Thể loại: Y Học – Sức Khỏe
Tác giả : Vương Đào
  • Lượt đọc : 2.703
  • Kích thước : 2.58 MB
  • Số trang : 136
  • Đăng lúc : 3 năm trước
  • Số lượt tải : 2.432
  • Số lượt xem : 14.335
  • Đọc trên điện thoại :
Cuốn sách Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền Đẩy Lùi Mọi Bệnh Tật viết về quan điểm y học hiện đại nhưng nội dung rất gần gũi, dễ hiểu. Tác phẩm như một cuốn sách giáo khoa có những luận điểm y học rõ ràng và được chứng minh cụ thể. Phương pháp lập luận với những dẫn chứng sinh động, khéo léo khiến người đọc luôn trong trạng thái thực hư hư thực, quả thật rất tài tình.

Khi bạn mở cuốn sách này ra, chúc mừng bạn vì bạn đã bắt đầu dùng kiến thức để định hướng cho cuộc sống của mình. Bạn có biết dùng kiến thức để định hướng cuộc sống quan trọng như thế nào không? Bạn có biết bạn dựa vào đâu để sống đến ngày hôm nay không? Nguy hiểm quá! Hầu hết các hành vi chúng ta thực hiện trong cuộc sống đều do mô phỏng bắt trước ai đó.

Do vậy cuộc sống ngày hôm nay của bạn có được do bạn mô phỏng mà thành. Ví dụ đánh răng, chúng ta học cách đánh răng như thế nào? Chính là vì chúng ta nhìn bố mẹ đánh răng mà bắt chước theo. Bố mẹ chà ngang bàn chải, chúng ta cũng chà ngang bàn chải, đây gọi là mô phỏng. Rồi một ngày, có người am hiểu hơn chúng ta về nha khoa nói cho chúng ta biết rằng chà ngang bàn chải để đánh răng là không nên vì làm như vậy sẽ tổn thương đến lợi, hơn nữa các chất cặn bã vẫn bị mắc lại ở các khe răng không lấy đi được, chà ngang bàn chải đánh như thế nào cũng không sạch, nên đánh răng theo chiều dọc. Bạn thấy đấy, chỉ một chút kiến thức nhỏ về đánh răng thôi mà nó đã thay đổi cách đánh răng truyền thống trước đây của con người. Cái này gọi là dùng kiến thức để định hướng cuộc sống.



Hơn nữa, ngày nay hầu hết các hành vi con người thực hiện đều do bắt chước mà có, thấy người khác uống rượu chưa chết, xem ra rượu uống được không sao; thấy người khác hút thuốc chưa chết, chắc thuốc hút được; thấy người khác uống thuốc trừ sâu uống xong đổ vật ra đất, không được, cái này không bắt chước được, nặng quá.

Bạn vẫn đang sống bắt chước theo người khác, vì thế người khác mắc bệnh gì bạn cũng mắc bệnh đó, người ta ra đi như thế nào bạn cũng sẽ ra đi như thế ấy. Chính vì chúng ta đang sống bằng cách mô phỏng bắt chước chứ không phải sống bằng kiến thức mình có, do vậy chúng ta cũng chết vì thiếu hiểu biết. Tất cả những bị kịch xảy ra với bạn, người thân bạn bè của bạn đều do sự thiếu hiểu biết, do những thói quen xấu trong cuộc sống và do cả bạn không định hướng cuộc sống của mình bằng kiến thức gây nên. Khi bạn biết dùng kiến thức để định hướng cho cuộc sống, bạn sẽ tận hưởng cuộc sống một cách thật thảnh thơi, ung dung, vui vẻ, an toàn, bạn sẽ không phải lo lắng về vấn đề sức khỏe nữa.

Đông y nói “thực phẩm và thuốc cùng nguồn gốc”, câu nói này cho chúng ta thấy loài người từ khi biết và cơm vào miệng thì cũng là lúc dinh dưỡng học ra đời. Và không nghi ngờ gì, y học nhân loại cũng bắt đầu từ đó. Bởi vì, thực phẩm cũng là dược phẩm.

Cho đến ngày hôm nay, rất nhiều sách vở, tạp chí, đài báo nói về những căn bệnh nguyên do ăn nhiều một loại thực phẩm nào đó gây nên.“Thực phẩm và thuốc cùng nguồn gốc”, đây là nguyên lý vô cùng đơn giản và tự nhiên. Nhưng không biết từ bao giờ và lý do tại đâu mà y học và dinh dưỡng học lại phân chia tách rời nhƣ vậy. Đặc biệt là y học hiện đại, đại diện cho công nghệ tiên tiến và khoa học, đang được nhân loại tôn sùng trọng nể. Tất nhiên y học hiện đại có cơ sở để tự hào về thành tựu nó đạt được. Bởi vì ngày nay, bất kể ngành nghề nào phát triển và lớn mạnh đến đâu cũng đều vì một mục đích, làm cho con người sống khỏe mạnh và thoải mái hơn. Vì thế những công nghệ tiên tiến nhất, những thành tựu khoa học mới nhất đều được ứng dụng vào ngành y học, phục vụ cho ngành y. Ví dụ, chúng ta thật khó tưởng tƣợng nổi nếu ngày nay y học không có máy vi tính và Internet, vì rất nhiều kĩ thuật trị liệu và các thiết bị y tế tiên tiến như chụp CT, cộng hưởng từ, … đều phải dùng đến máy tính và Internet. Lại lấy ví dụ ngành khoa học nguyên vật liệu cũng là một trong những ngành kỹ thuật rất quan trọng. Đến việc chế tạo những con tàu vũ trụ cũng phải nhờ đến ngành khoa học này. Ngành này được ứng dụng cả trong y học để chế tạo ra các bộ phận như xương khớp nhân tạo. Nhưng cũng chính điều này lại khiến cho y học hiện đại phải lo ngại vì cho dù y học có hiện đại tiên tiến đến đâu thì những căn bệnh mà y học chữa trị được lại không nhiều. Có bao nhiêu chuyên gia điều trị bệnh tiểu đường chết vì bệnh tiểu đường, bao nhiêu chuyên gia bác sĩ tim mạch chết vì nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não, bao nhiêu bác sĩ chuyên khoa thần kinh bị mất ngủ trường kỳ? Y học hiện đại làm sao vậy? Tại vì y học ngày nay xa rời nguyên lý đúng đắn, đó là thực phẩm và thuốc đều từ cùng một nguồn gốc. Y học hiện đại quá tự hào về thành tựu của mình, cho rằng mình là vạn năng, cuối cùng chính mình lại tự hại mình, về điểm này y học hiện đại làm không tốt bằng dinh dưỡng học.

Dinh dưỡng học luôn theo tôn chỉ “thực phẩm và thuốc cùng nguồn gốc”. Từ lúc loài người biết và cơm vào miệng đến nay đã trải qua hàng triệu năm lịch sử, nhưng dinh dưỡng học vẫn nói nên ăn gì và không nên ăn gì, nên ăn nhiều cái gì, ăn ít cái gì, loại thức ăn nào có những dinh dưỡng gì. Dinh dưỡng học là một đứa trẻ biết nghe lời, nhưng hơi chậm chạp hơn một chút nên chưa nhận ra ý nghĩa đích thực của “thực phẩm và thuốc cùng nguồn gốc”. Mặc dù đang trong thời kì hiện đại nhưng dinh dưỡng học vẫn còn một khoảng cách rất xa mới được gọi là “dinh dưỡng học hiện đại”.

Tác giả là người đã học tập và nghiên cứu hơn 20 năm trong ngành y, và trong cuốn sách này tôi muốn thảo luận phương hướng phát triển đúng đắn cho y học và dinh dưỡng học, gọi là Y HỌC DINH DƯỠNG. Cuốn sách thảo luận về phương hướng và phương pháp đúng đắn để duy trì sức khỏe tốt và chữa trị bệnh tật. Cuốn sách Dinh dưỡng học bị thất truyền cũng đề cập đến phương pháp điều trị đơn giản cho mười loại bệnh mãn tính mà y học cho rằng không thể chữa khỏi như tim mạch, tiểu đường, huyết áp, gout, tắc mạch máu não,… Hy vọng cuốn sách này giúp độc giả duy trì bảo vệ sức khỏe và điều trị bệnh lý của mình. Mong độc giả đọc cuốn sách một cách từ từ chậm rãi để hiểu nó một cách sâu sắc, khiến cuốn sách có thể trở thành người bạn tri kỷ của độc giả khắp nơi.


Do thời gian gấp rút, kiến thức kinh nghiệm của tác giả cũng có hạn nên khả năng sẽ có nhiều kiến thức cũng nhƣ quan điểm chưa thật đúng đắn, hoan nghênh tất cả độc giả gần xa đóng góp ý kiến, tác giả vô cùng cảm ơn. Và tôi cũng mong muốn cuốn sách sẽ chở thành nơi để mọi người giao lưu trao đổi thậm chí phê bình tranh luận để đóng góp thêm cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của mỗi chúng ta. Tôi luôn tâm niệm câu nói: “Người người bình đẳng trước kiến thức, người người bình đẳng trước sức khỏe”. Khi cuốn sách này được hoàn thành, trong lòng tôi trào dâng niềm biết ơn vô hạn, cảm ơn tất cả những người bạn đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình viết sách, cảm ơn tất cả những người thầy, người bạn đáng kính đã cho tôi sự khích lệ, định hướng và những quan tâm chân thành. Cảm ơn mẹ và người thân luôn là tổ ấm vỗ về và là điềm tựa tinh thần quý giá tiếp thêm nghị lực, dũng khí và và ý chí quyết thắng cho tôi.

Nội dung Dinh dưỡng học bị thất truyền :

PHẦN 1: TỒNG LUẬN

CHƯƠNG 1: DÙNG KIẾN THỨC ĐỂ ĐỊNH HƯỚNG CUỘC SỐNG

CHƯƠNG 2: QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ “GIẢ KHỎE MẠNH”

CHƯƠNG 3: SỨC KHỎE TRONG TẦM TAY CHÚNG TA

CHƯƠNG 4: LÀM THẾ NÀO ĐỂ DUY TRÌ MỘT SỨC KHỎE TỐT?

CHƯƠNG 5: THỰC PHẨM NGÀY NAY CÓ THỂ CUNG CẤP ĐẦY ĐỦ VÀ CÂN

BẰNG NGUỒN DINH DƯỠNG CHO CHÚNG TA?

CHƯƠNG 6: CHẤT DINH DƯỠNG VÀ CÁC ĐỒ BỔ CAO CẤP KHÁC

CHƯƠNG 7: DINH DƯỠNG HỌC VÀ ĐÔNG Y

PHẦN 2: CÁC LUẬN

CHƯƠNG 8: GAN – VỊ ĐẠI TỔNG QUẢN CỦA SỨC KHỎE

CHƯƠNG 9: NÂNG CAO SỨC ĐỀ KHÁNG VÀ CÁCH CHỮA TRỊ CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM DO VIRUT (CẢM CÚM, VIÊM GAN….

CHƯƠNG 10: MỐI QUAN HỆ GIỮA BỆNH VIÊM MAN TÍNH VÀ UNG THƯ

CHƯƠNG 11: DINH DƯỠNG CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ CHO CÁC BỆNH VỀ MẠCH MÁU HAY KHÔNG?

CHƯƠNG 12: CHÚNG TA PHẢI CHẤP NHẬN CHUNG THÂN VỚI BỆNH TỰ MIỄN?

CHƯƠNG 13: BỆNH LÝ VỀ CƠ TRƠN (MỎI CƠ, ĐAU ĐẦU, ĐAU BỤNG KINH)

CHƯƠNG 14: CON NGƯỜI CÓ BỊ DỊ ỨNG KHÔNG (DỊ ỨNG DA, HEN SUYỄN, VIÊM MŨI DỊ ỨNG)?

CHƯƠNG 15: BỆNH XƯƠNG KHỚP (VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, GAI XƯƠNG, THOÁI HÓA CỘT SỐNG)

CHƯƠNG 16: VIÊM THẬN MÃN TÍNH CÓ CHỮA KHỎI ĐƯỢC KHÔNG?

CHƯƠNG 17: HIỆN TƯỢNG VÔI HÓA VÀ XƠ HÓA CÓ THỂ GIẢI QUYẾT TỚI MỨC ĐỘ NÀO?

CHƯƠNG 18: MẤT NGỦ VÀ NGỦ MÊ MỆT

CHƯƠNG 19: BỆNH VỀ THẦN KINH KHÔNG KHÓ CHỮA TRỊ

CHƯƠNG 20: ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG GIAI ĐOẠN THAY ĐỔI SINH LÝ VÀ

CHĂM SÓC SỨC KHỎE PHỤ NỮ

CHƯƠNG 21: SINH SẢN TỐI ƯU

CHƯƠNG 22: DINH DƯỠNG TRẺ NHỎ – TẤT CẢ CÁC VẤN ĐỀ CỦA TRẺ NHỎ ĐỀU BẮT NGUỒN TỪ SỰ THIẾU HIỂU BIẾT CỦA CHA MẸ

CHƯƠNG 23: BÍ QUYẾT TRƯỜNG SINH BẤT LÃO