Đọc và ghi nhạc - Tập 1

Tác giả : Phạm Thanh Vân
  • Lượt đọc : 27
  • Kích thước : 19.75 MB
  • Số trang : 267
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 176
  • Số lượt xem : 1.037
  • Đọc trên điện thoại :
Trong chương trình đào tạo giáo viên Trung học cơ sở ngành Cao đẳng Sư phạm Âm nhạc, Đọc - Ghi nhạc là một môn có vai trò rất quan trọng, giúp cho người học từ có năng khiếu trở thành có năng lực thực hành âm nhạc.
Đọc - Ghi nhạc là một trong những môn học bắt buộc được rèn luyện trong suốt ba năm học, làm cơ sở cho việc học tập, tiếp thu và cảm thụ tốt những môn học khác như: Lí thuyết âm nhạc cơ bản, Hoà âm, Lịch sử âm nhạc, Hình thức và thể loại, môn Đàn, món Hát, Chỉ huy... và sau này với các môn học khác ở bậc Đại học.
Giáo trình môn Đọc - Ghi nhạc được viết theo chương trình đào tạo giáo viên
Trung học cơ sở ngành Cao đẳng Sư phạm Âm nhạc đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Giáo trình môn Đọc - Ghi nhạc được trình bày thành hai tập, có 14 đơn vị học trình, gồm có năm học phần.
Tập 1 gồm hai học phần lớn, mỗi học phần có 4 đơn vị học trình sẽ được học trong năm thứ nhất, mỗi tuần có 2 buổi dạy, mỗi buổi dạy trong 2 tiết.
Tập 2 gồm ba học phần, mỗi học phần có 2 đơn vị học trình sẽ học trong năm thứ hai và học kì 1 năm thứ ba, mỗi tuần có 1 buổi dạy và mỗi buổi dạy trong 2 tiết.
Giáo trình Đọc - Ghi nhạc tập 1 và tập 2 được cấu trúc thành từng chương, gồm 7 chương, mỗi chương có 2 đơn vị học trinh và biên soạn thành các bài, mỗi bài được thực hiện trong 2 tiết dạy trên lớp.
Sau mỗi đơn vị học trình có kiểm tra miệng và sau mỗi chương (2 đơn vị học trình) đều có thi lấy điểm.
Thông qua các bài học của từng chương, nội dung chủ yếu của sách giúp cho sinh viên rèn luyện kĩ năng Đọc - Nghe - Ghi nhạc, cung cấp một số phương pháp có tính kĩ thuật để sinh viên tự rèn luyện nhằm giúp cho sinh viên có khả năng tự vận động, bổ sung kiến thức cho mình.
Trước đây, việc học đọc và ghi nhạc luôn tách thành những buổi dạy riêng biệt và cách dạy rất thụ động. Mỗi buổi lên lớp thầy và trò chỉ đọc được một bài chép trên bảng và việc rèn luyện trí nhớ âm nhạc thật hạn chế.
Điểm mới của chương trình được thể hiện trong sách là: mỗi một bài được thiết kế tích hợp các kĩ năng đọc, rèn luyện tai nghe, tri nhớ âm nhạc, củng cố các kiến thức lí thuyết và quan trọng hơn cả và việc tiếp cận đến các bản nhạc kinh điển hay các Làn điệu dân ca trong và ngoài nước.
Đi vào chi tiết của mỗi bài học: việc đọc nhạc, ghi nhạc được thể hiện phong phú bằng nhiều kiểu luyện tập đòi hỏi sự tập trung cao độ của cả thầy và trò.
Khi đã có cuốn sách này, giáo viên cần biên soạn bài giảng cẩn thận cho phù hợp với trình độ của người học, dùng sách như tài liệu tham khảo, nghiên cứu để hỗ trợ cho mình và hướng dẫn sinh viên lựa chọn các bài tập trên lớp và ở nhà. Do vậy trong một buổi lên lớp không nhất thiết phải thực hiện đầy đủ các mẫu đọc, nghe, rèn luyện tiết tấu, trí nhớ âm nhạc... của mỗi bài học trong sách.
Cách ghi các thuật ngữ và tên tác giả, tác phẩm nước ngoài chúng tôi sử dụng bằng tiếng ý hoặc tiếng La-tinh, nhưng có phiên âm cách đọc lần đầu khi sử dụng ở một số bài đầu có thêm mục hướng dẫn thực hiện nhằm nhấn mạnh trọng tâm bài giảng và phương pháp giảng dạy môn Đọc và Ghi nhạc, mặt khác là sự gợi ý cho việc tự ra bài tập ở nhà cho sinh viên.
Sách Đọc - Ghi nhạc được dùng cho cả chuyên ngành Âm nhạc 1 và chuyên ngành Âm nhạc 2.
- Đối với chuyên ngành Âm nhạc 1 là toàn bộ nội dung của hai tập 1 và 2.
- Đối với chuyên ngành Âm nhạc 2 là tập 1 và 1 học kì của tập 2 gồm 5 chương, . mỗi chương học trong 1 học kì, một tuần có 1 buổi, học trong 2 tiết.
Môn "Đọc - Ghi nhạc" thực sự có vai trò quan trọng, chiếm gần 1/3 thời lượng chuyên môn trong phần giáo dục chuyên nghiệp của chương trình khung (11 đuht/45 đuật của chuyên ngành 1 và 10 đuht/30 đuht của chuyên ngành 2). Do vậy các cơ sở đào tạo cần lựa chọn các giáo viên dạy môn học này phải có tai nghe và đọc nhạc tốt, vững vàng về kiến thức lí thuyết âm nhạc, biết đàn tốt các bài trong sách.
Mặt khác, việc bố trí lớp học không được đông quá 15 sinh viên vì đây là giờ học âm nhạc. Cần phát huy vai trò từng người học, đồng thời cần quan tâm đến các thiết bị như phòng học, đàn... (tốt nhất là đàn piano).
Giáo trình này được viết cho Cao đẳng Sư phạm Âm nhạc lần đầu nên khó tránh khỏi những sai sót. Tác giả thành tâm mong muốn các giảng viên, sinh viên qua thực tế sử dụng sách, đóng góp ý kiến để lần tái bản sau cuốn sách được hoàn thiện hơn.