Du Ký Việt Nam Tập 2

Tác giả : Nguyễn Hữu Sơn
  • Lượt đọc : 409
  • Kích thước : 5.17 MB
  • Số trang : 616
  • Đăng lúc : 3 năm trước
  • Số lượt tải : 489
  • Số lượt xem : 2.157
  • Đọc trên điện thoại :
  • Đọc Du Ký Việt Nam Tập 2 trên điện thoại
Du Ký Việt Nam là một tuyển tập gồm 3 tập giới thiệu những bài du ký in trên tạp chí Nam Phong (1917-1934), giới thiệu những cuộc hành trình đi qua các vùng đất ở Việt Nam và một vài nơi ở nước ngoài vào đầu thế kỷ, khi mà các phương tiện giao thông còn thô sơ, việc đi lại còn rất hạn chế và khó khăn. Từng địa danh nổi tiếng trên bản đồ đất nước, từng cảnh đẹp và di tích lịch sử hiện dần lên trước mắt người lữ hành. Đây là hồ Ba Bể và núi Dục Thúy, kia là Chùa Thầy cùng với Chùa Hương… Một chuyến Ai Lao hành trình hay một lần Pháp du cũng là dịp để mở rộng tầm nhìn ra thế giới…

Qua tập du ký, người đọc có thể hình dung một phần cuộc sống và sinh hoạt của dân ta ở mọi miền đất nước đầu thế kỷ, thấm được cái tình của cha ông ta đối với non sông gấm vóc, cùng niềm tự hào về đất nước quê hương.


Đầu thế kỷ XX, trước "làn gió" hiện đại của phương Tây, văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng và tiếp thu nhiều nét mới: cùng với Thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự, kịch… các tác phẩm tùy bút, du ký… phát triển khá nhiều. Trên Nam Phong tạp chí, tờ báo chuyên về học thuật, uy tín của học giả Phạm Quỳnh đã xuất hiện đều đặn, thường xuyên mục Du ký. Mục này nhận được sự cộng tác thường xuyên của nhiều cây bút từ Bắc vào Nam.
Trên Nam Phong tạp chí, độc giả được thưởng thức những bài du ký về thắng cảnh của một địa phương, mang tính chất địa lý, lịch sử như Bài ký phong thổ tỉnh Tuyên Quang của Nguyễn Văn Bân, loạt bài viết về phong cảnh Hà Tiên của Đông Hồ, Mộng Tuyết… Hay các bài viết về những chuyến đi vượt ra khỏi biên giới Việt Nam lúc bấy giờ như Pháp du hành trình nhật ký của Phạm Quỳnh, ghi chép những điều tai nghe mắt thấy trong chuyến đi Pháp 6 tháng, Hạn mạn du ký của Nguyễn Bá Trác lấy bối cảnh Thái Lan (Siam), Nhật Bản, Trung Quốc. Ai Lao hành trình của Trần Quang Huyến thì miêu tả một chặng đường dài từ Hà Nội lên Hải Phòng, đi tàu thủy vào Sài Gòn, sang Campuchia, lên Lào... Các bài viết như thế đều mang đậm yếu tố lịch sử, xã hội.

Việt Nam giai đoạn này là một xã hội thuộc địa, nửa thực dân, nửa phong kiến, với việc phân chia đất nước thành ba miền, chia để trị, chế độ kiểm duyệt khắt khe. Chính vì vậy, việc đây đó qua các bài viết đăng trên Nam Phong tạp chí có những dòng ca ngợi Nam triều, ca ngợi nước Pháp và người Pháp như là những người có công bảo hộ, khai phá văn minh… là điều dễ hiểu. NXB Trẻ cho biết, tôn trọng những yếu tố chân thực của bối cảnh lịch sử, những người thực hiện bộ sách quyết định vẫn giữ nguyên không lược bỏ những đoạn viết như thế.

Bởi vì, chính Phạm Quỳnh, ông chủ bút của Nam Phong tạp chí cũng đã thể hiện tình cảm thiết tha, mặn nồng với quê hương đất nước qua ngòi bút: "Huống chi tuy khác xứ mà cũng đất nước nhà, tuy người lạ mà cùng là anh em, thời càng quen biết lại càng đậm đà cái tình máu mủ, càng đằm thắm cái nghĩa quê hương" (trích Một tháng ở Nam Kỳ).

Thuộc bộ sách