Gia Đình Má Bảy

Thể loại: Tiểu Thuyết ;Truyện
Tác giả : Phan Tứ
  • Lượt đọc : 278
  • Kích thước : 1.05 MB
  • Số trang : 387
  • Đăng lúc : 3 năm trước
  • Số lượt tải : 59
  • Số lượt xem : 874
  • Đọc trên điện thoại :
  • Đọc Gia Đình Má Bảy trên điện thoại
Trong Gia Đình Má Bảy, cốt chuyện rộng rãi, tác giả đặt những vấn đề lớn, ví dụ như vấn đề công bằng xã hội trong lịch sử dân tộc: “Bởi sống nửa đời trong bung lầy như bị vùi đến nửa thân, má hiểu lắm cái phận tá điền sinh ra để cày ruộng người, kiếp trước truyền cho kiếp sau chỉ một túp lều rách. Người xưa đã dẹp hết các thứ giặc từ ngoài đến mà không trị nổi bọn giặc trong làng. Con trâu đủ sức giết cọp mà không tự tháo gỡ được con đỉa hút máu ở cổ, đành chịu vậy đến khi ngã quỵ”

Những trang cảm động nhất của Gia Đình Má Bảy có thể là những trang đẹp nhất trong văn nghệ Miền Nam, là những trang mô tả những hy sinh thầm lặng của người phụ nữ Miền Nam trong hai cuộc kháng chiến.
***
Phan Tứ tên thật là Lê Khâm, ông sinh ngày 20-12-1930 tại thị xã Quy Nhơn; nguyên quán xã Quế Châu, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam trong một gia đình trí thức yêu nước.

Phan Tứ tham gia cách mạng từ năm mười lăm tuổi, làm liên lạc chuyển tài liệu, báo chí bí mật. Năm 1950, ông nhập ngũ tại Hà Tĩnh, tốt nghiệp Trường Lục quân ở Thanh Hóa rồi sang Lào chiến đấu trong quân tình nguyện Việt Nam.

Năm 1954, Phan Tứ tập kết ra Bắc rồi theo học khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1958, ông cho xuất bản tiểu thuyết Bên kia biên giới. Năm 1960, ông cho xuất bản tập truyện ngắn Trở về Hà Nội và tiểu thuyết Trước giờ nổ súng. Năm 1961, ông trở về công tác tại chiến trường miền Nam, làm phái viên ban Tuyên huấn Khu ủy Liên khu V, lấy bút danh là Phan Tứ. Năm 1966, Phan Tứ trở ra Bắc, công tác tại Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, làm quyền Tổng biên tập Nhà xuất bản Giải phóng. Năm 1968, ông xuất bản tiểu thuyết Gia đình má Bảy, tập truyện ngắn Trong đám nứa. Năm 1970 ông trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và giữ chức vụ ủy viên Ban chấp hành, ủy viên Ban thư ký của Hội và lần lượt cho xuất bản: bút ký Măng mọc trong lửa; tiểu thuyết Mẫn và tôi năm 1972, tiểu thuyết Trại S.T.18 vào năm 1974.

Năm 1975, Phan Tứ được nhận Giải thưởng ba mươi năm (1945-1975) của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

Sau kháng chiến chống Mỹ, Phan Tứ giữ chức vụ Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, rồi Đại biểu Quốc hội khóa VIII, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba. Thời gian này ông cho xuất bản hồi ký Trong mưa núi và ba tập tiểu thuyết Người cùng quê (1985).

Ông mất ngày 17 tháng 4 năm 1995 do hậu quả chất độc màu da cam.

Năm 1995, Phan Tứ được nhận Giải thưởng Văn học loại A mười năm (1985-1995) của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Ông còn được nhận Giải thưởng Văn học Nguyễn Đình Chiểu.

Năm 2000, Phan Tứ được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật cho các tác phẩm: Trước giờ nổ súng, Gia đình má Bảy, Mẫn và tôi, Về làng.

Năm 2002, Toàn tập Phan Tứ (4 tập) được Nhà xuất bản Văn học xuất bản.