Đại cương Địa lí Việt Nam là một học phần có tỉnh khoa học liên ngành, là môn học của ngành Địa lí và mới được bổ sung vào chương trình đào tạo ngành học sư phạm Lịch sử nhằm mục tiêu đổi mới chương trình đào tạo. Việc biên soạn Giáo trình “Đại cương Địa lí Việt Nam” được thực hiện với mong muốn có một giáo trình cơ bản đề cập đến vấn đề Vị trí địa li và phạm vi lãnh thổ, Địa lí tự nhiên Việt Nam; Đặc điểm dân cư, dân tộc; Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam phù hợp với ngành học Địa lí, Lịch sử, phục vụ cho công tác đào tạo ở Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Đồng thời, đây cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên các ngành học khác có liên quan.
Về phân công biên soạn, PGS.TS Dương Quỳnh Phương (chủ biên) biên soạn chương 1,3,4,5; TS. Nguyễn Thị Bình biên soạn chương 4; ThS Phạm Thu Thủy biên soạn chương 2; ThS Nghiêm Văn Long biên soạn chương 5.
Trong quá trình biên soạn và xuất bản giáo trình này, nhóm tác giả đã sử dụng nguồn thông tin tư liệu từ các công trình nghiên cứu của các tác giả: Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội); Đỗ Thị Minh Đức, Nguyễn Viết Thịnh (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội); Đặng Duy Lợi, Nguyễn Thục Nhu (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội); Nguyễn Xuân Trường, Dương Quỳnh Phương, Vũ Như Vân (Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên), và một số tác giả khác. Nhóm tác giả cũng nhận được sự giúp đỡ, góp ý về chuyên môn của các cơ quan, đồng nghiệp và các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan. Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ nhiệt tình và hiệu quả đó
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng việc biên soạn giáo trình không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, nhóm tác giả mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn.
Về phân công biên soạn, PGS.TS Dương Quỳnh Phương (chủ biên) biên soạn chương 1,3,4,5; TS. Nguyễn Thị Bình biên soạn chương 4; ThS Phạm Thu Thủy biên soạn chương 2; ThS Nghiêm Văn Long biên soạn chương 5.
Trong quá trình biên soạn và xuất bản giáo trình này, nhóm tác giả đã sử dụng nguồn thông tin tư liệu từ các công trình nghiên cứu của các tác giả: Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội); Đỗ Thị Minh Đức, Nguyễn Viết Thịnh (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội); Đặng Duy Lợi, Nguyễn Thục Nhu (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội); Nguyễn Xuân Trường, Dương Quỳnh Phương, Vũ Như Vân (Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên), và một số tác giả khác. Nhóm tác giả cũng nhận được sự giúp đỡ, góp ý về chuyên môn của các cơ quan, đồng nghiệp và các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan. Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ nhiệt tình và hiệu quả đó
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng việc biên soạn giáo trình không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, nhóm tác giả mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn.