Giáo trình hóa học phân tích

Tác giả : Nguyễn Đăng Đức
  • Lượt đọc : 5
  • Kích thước : 31.34 MB
  • Số trang : 319
  • Đăng lúc : 11 tháng trước
  • Số lượt tải : 47
  • Số lượt xem : 584
  • Đọc trên điện thoại :
Hóa học Phân tích là một môn khoa học độc lập, nó là chuyên ngành riêng của Hóa học. Trong Hóa học gồm có 4 chuyên ngành: Hóa Vô cơ, Hóa Hữu cơ, Hóa Phân tích, Hóa lý, trong đó ngành Hóa Phân tích đóng vai trò quan trọng vì nó là một môn Hóa học thực nghiệm được xây dựng trên nền tảng của Hóa học Vô cơ, Hóa Hữu cơ và Hóa lý, nó gồm có phân tích định tính và phân tích định lượng. Phân tích định tính làm nhiệm vụ phát hiện thành phần định tính (sự có mặt) của các chất hay hỗn hợp các chất, còn phân tích định lượng làm nhiệm vụ xác định hàm lượng cụ thể của chất có trong mẫu phân tích (thường tỉnh thành phần trăm).
Để giải quyết nhiệm vụ của phân tích định tính người ta thường dùng hai phương pháp phân tích hóa học như: phương pháp H,S, phương pháp Axit - bazơ hoặc các phương pháp phân tích hóa lý: phân tích phổ phát xạ nguyên tử, phân tích huỳnh quang, phương pháp quang kế ngọn lửa... Để giải quyết nhiệm vụ của phân tích định lượng người ta cũng dùng các phương pháp phân tích hóa học: phân tích khối lượng, phân tích thể tích hoặc các phương pháp phân tích hóa lý: đo màu, phân tích phổ hấp thụ nguyên tử, các phương pháp phân tích điện hóa, các phương pháp phân tích sắc ký...
Hóa học Phân tích không chỉ quan trọng trong ngành Hóa học mà còn trong cả các ngành khác như: Sinh học, Y học, Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Dược học... Chính vì vậy, Ăngghen đã từng nói: "Không có phân tích thì không thể tổng hợp".
Vì quan trọng như vậy nên mỗi sinh viên muốn học tốt môn học này phải học tốt các môn: Hóa Đại cương, Hóa Vô cơ, Hóa Hữu cơ và Hóa lý, vì các môn này làm cơ sở cho môn Hóa học phân tích.
Để phân tích một đối tượng nào đó, người làm phân tích phải thực hiện các bước sau:
1. Xác định các vấn đề cần giải quyết để chọn phương pháp phân tích thích hợp.
2. Chọn mẫu đại diện và chuyển mẫu đó từ dạng rắn sang dung dịch.
3. Tách các chất, đó là công việc cần thiết để xác định đối tượng chính trong mẫu có độ chọn lọc và chính xác cao.
4. Tiến hành định lượng các chất bằng phương pháp phân tích đã chọn ở trên.
5. Tính toán đánh giá độ tin cậy của nó.
Chúng tôi soạn giáo trình này nhằm mục đích trang bị cho sinh viên các ngành: Sinh học, Khoa học môi trường, Y học, Nông học những kiến thức cơ bản nhất về Hóa Phân tích tạo vốn kiến thức trong quá trình học tập tại nhà trường cũng như sau khi ra trường để có thể bắt tay vào công việc chuyên môn, đủ điều kiện giải quyết những công việc liên quan đến Hóa Phân tích.
Giáo trình này được dựa trên một số giáo trình của một số giáo sư đầu ngành, trong đó phải kể đến Giáo trình "Cơ sở lý thuyết Hoá Phân tích của GS.TS Từ Vọng Nghi - Đại học KHTN - Đại học Quốc gia Hà Nội. Khi biên soạn giáo trình này không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp và bạn đọc./.