Giáo trình hoạt động sống và tiến hóa của các hệ cơ quan động vật

Tác giả : Thái Trần Bái
  • Lượt đọc : 1
  • Kích thước : 49.60 MB
  • Số trang : 379
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 55
  • Số lượt xem : 753
  • Đọc trên điện thoại :
Hoạt động sống và tiến hóa của các hệ cơ quan động vật là một trong 2 nội dung cơ bản của Giải phẫu so sánh Động vật, bao quát hơn (trong phạm vi toàn giới Động vật) và do đó hoàn chỉnh hơn giáo trình Giải phẫu so sánh Động vật không xương sống mà tác giả đã giảng dạy nhiều năm cho đào tạo Sau đại học.
Giới Động vật gồm khoảng 40 ngành có đại diện hiện sống, kể cả các ngành lớn có hàng vạn đến trên dưới một triệu loài (ngành Chân khớp) và các ngành bé mà số loài trong mỗi ngành chỉ có hàng chục hoặc hàng trăm. Cho dù lớn hoặc bé, mỗi ngành động vật đều đặc trưng bằng một sơ đồ cấu trúc riêng của cơ thể. Do đó, xét giải phẫu so sánh động vật, cũng như V.N. Beklemischev, 1964 đã chỉ ra đối với Giải phẫu so sánh Động vật không xương sống, phải gồm 2 phần chính: phần Nguyễn hình thái học (Promorphologia) và phần Cơ quan học (Organologia). Một phần nội dung của Nguyên hình thái học, về các sơ đồ cấu trúc cơ thể động vật, đã được đề cập đến trong Giáo trình Động vật học, xuất bản năm 2010. Nội dung của sách này chính là phần thứ hai của Giải phẫu so sánh động vật.
Xét hình thành, phát triển và tiến hóa của các hệ cơ quan trong toàn giới Động vật chính là xét mối liên quan của các cơ quan trong các sơ đồ cấu trúc trên các nhánh phát triển được hoàn chỉnh dẫn của giới Động vật. Tùy theo quan hệ phát sinh và chiều hướng tiến hóa của các Ngành, tiến hóa của một cơ quan hoặc hệ cơ quan có thể liên tục hoặc bị ngắt quãng tùy từng nhánh tiến hóa. Một cơ quan có thể được kế thừa từ tổ tiên và hoàn chỉnh trong điều kiện của từng ngành hoặc từng nhóm ngành gần gũi, hoặc xuất hiện mới độc lập trong từng nhánh tiến hóa. Phân biệt chính xác các cơ quan tương đồng hoặc tương tự chính là chìa khóa để giải quyết vấn đề này trong toàn giới Động vật.
Thực tế giảng dạy giáo trình này cũng cho thấy các kiến thức về “giải phẫu-hình thái" khó được đề cập một cách sâu sắc nếu không được liên kết với môi trường sống và hoạt động sống, tức là với các kiến thức về sinh học khác của từng nhóm động vật. Mục tiêu lý tưởng là đề cập vấn để ở mức khái quát hơn, sinh học so sánh động vật. Trong giáo trình này, phần “hoạt động sống” của các hệ cơ quan được giới thiệu ở 2 mức độ: mức độ tổng quật và mức độ sâu hơn về cơ chế hoạt động. Mức độ tổng quát được giới thiệu cùng với các kiến thức về hình thái giải phẫu. Mức độ sâu hơn chỉ được chọn giới thiệu làm ví dụ ở một nhóm động vật, thường là nhóm động vật có tổ chức cao và đã được nghiên cứu kỹ (như côn trùng, thủ, trong đó có lĩnh trưởng, kể cả loài người ...).