Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế

Tác giả : Trần Bình Trọng
  • Lượt đọc : 2
  • Kích thước : 48.52 MB
  • Số trang : 305
  • Đăng lúc : 11 tháng trước
  • Số lượt tải : 95
  • Số lượt xem : 840
  • Đọc trên điện thoại :
Lịch sử các học thuyết kinh tế là môn khoa học xã hội, nghiên cứu quá trình ra đời, phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau của các hệ thống quan điểm kinh tế của các giai cấp cơ bản dưới những hình thái kinh tế - xã hội khác nhau.
Ngay từ thời Cổ đại, người ta đã nghiên cứu các vấn đề kinh tế. Các học giả trong xã hội chiếm hữu nô lệ và phong kiến đã trình bày nhiều quan điểm kinh tế trong các tác phẩm của mình. Từ thế kỷ XV, khi nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa bắt đầu phôi thai, các vấn đề kinh tế được nghiên cứu một cách có hệ thống. Từ thế kỷ XVII - XVIII, nền kinh tế hàng hóa TBCN phát triển mạnh mẽ, các vấn đề kinh tế chính trị được nghiên cứu một cách tỉ mỉ, toàn diện và trở thành môn khoa học thật sự - môn kinh tế chính trị.
Tiếp đó, theo đà phát triển của kinh tế thị trường đã có nhiều học thuyết kinh tế xuất hiện làm cơ sở lý luận cho các chiến lược kinh tế của Nhà nước và quy luật kinh doanh của các doanh nghiệp.
Tư duy khoa học là sự phản ánh đúng hiện thực khách quan. Nhưng hiện thực khách quan rất phức tạp và thường xuyên biến động. Vì vậy, trong việc nghiên cứu các vấn đề kinh tế chính trị không thể bỏ qua tính lịch sử của chúng, chỉ có thể hiểu được cặn kẽ và hoàn chỉnh môn kinh tế chính trị sau khi nghiên cứu môn lịch sử các học thuyết kinh tế. Đồng thời, việc nghiên cứu môn khoa học này còn giúp người học mở rộng kiến thức về nền kinh tế thị trường.
Phương pháp nghiên cứu của lịch sử các học thuyết kinh tế là phương pháp duy vật biện chứng được áp dụng trong tiến trình lịch sử các hình thái kinh tế - xã hội. Nguyên tắc chung cho phương pháp luận của lịch sử các học thuyết kinh tế là nghiên cứu một cách hệ thống các quan điểm kinh tế, đồng thời phải đánh giá đúng đắn công lao và hạn chế của các nhà lý luận kinh tế trong lịch sử. Mặt khác, cũng phản ánh khách quan tính phê phán vốn có của các học thuyết kinh tế, không phủ nhận tính độc lập tương đối của các học thuyết và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Xuất phát từ yêu cầu đào tạo cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh, Bộ môn Kinh tế chính trị trường Đại học Kinh tế Quốc dân biên soạn tập bài giảng "Lịch sử các học thuyết kinh tế". Tập bài giảng này được biên soạn theo chương trình môn học "Lịch sử các học thuyết kinh tế" do Hội đồng đào tạo ngành kinh tế thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo duyệt ngày 24 và 25 tháng 7 năm 1990, được dùng làm tài liệu giảng dạy, học tập và nghiên cứu ở các trường đại học thuộc khối kinh tế và quản trị kinh doanh trong cả nước.
Tập bài giảng này được xuất bản lần đầu vào tháng 11 năm 1991 và được tái bản nhiều lần.
Để tiếp tục góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đào tạo sinh viên kinh tế và quản trị kinh doanh và do nhu cầu đổi mới chương trình, giáo trình phục vụ giảng dạy, học tập, Hội đồng Thẩm định và Đánh giá giáo trình Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã quyết định Bộ môn Kinh tế chính trị biên soạn mới "Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế".