Giáo trình phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế

Tác giả : Nguyễn Thị Cành
  • Lượt đọc : 147
  • Kích thước : 4.51 MB
  • Số trang : 254
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 136
  • Số lượt xem : 1.367
  • Đọc trên điện thoại :
Kết cấu nội dung giáo trình gồm có 8 chương và phần phụ lục. Trình tự sắp xếp các chương và nội dung của mỗi chương được phác thảo như sau:
Chương 1: với tiêu để “Khoa học và Nghiên cứu khoa học" trình bày những vấn đề liên quan đến các khái niệm chung như khoa học và nghiên cứu khoa học, hiện tượng và tư duy khoa học, các loại khoa học, cộng đồng khoa học và nhà nghiên cứu, phương pháp và quan điểm khoa học, các bước tiến hành quá trình nghiên cứu...
Chương 2: trình bày sâu về việc hình thành và luận giải vấn đề nghiên cứu như trăn trở, vật lộn với vấn đề nghiên cứu như thế nào, mức độ lí thuyết và thực nghiệm trong một nghiên cứu, các khái niệm, định nghĩa và mô hình nghiên cứu, vai trò của lí thuyết và tài liệu quá khứ...
Chương 3: tập trung vào những vấn để quan trọng cần được luận giải đối với người nghiên cứu về việc lựa chọn một thiết kế nghiên cứu đầy đủ trong nghiên cứu thực nghiệm. Cụ thể hơn, chương này sẽ giới thiệu các thiết kế nghiên cứu khác nhau, cấu trúc vấn đề, vấn đề nhân-quả, thử nghiệm cổ điển và các yêu cầu trong thiết kế nghiên cứu.
Chương 4: giới thiệu các đo lường trong nghiên cứu. Nghiên cứu thực nghiệm phần lớn thường áp dụng các đo lường (phép đo). Nguyên nhân để thu thập dữ liệu là phải có được những thông tin quan trọng cho vấn đề nghiên cứu với sự khảo sát kĩ lưỡng. Chất lượng của thông tin phụ thuộc nhiều vào thủ tục, cách thức đo lường được sử dụng trong thu thập số liệu. Vì vậy trong chương này sẽ đề cập đến khai niệm về đo lường, mức độ hay chia độ do lường, tâm quan trọng của giá trị và độ tin cậy của đo lường.
Chương 5: thu thập số liệu và nguồn số liệu. Mục đích của chương này là xem xét (1) chúng ta muốn nói gì qua thu thập số liệu, (2) nguồn số liệu thu thập là gì, (3) tìm ở đâu ra số liệu đúng, và (4) làm thế nào để thu thập được số liệu phủ hợp cho các loại nghiên cứu khác nhau và cho vấn đề nghiên cứu cụ thể. Các nội dung liên quan sẽ được đề cập trong chương này bao gồm nguồn số liệu sơ cấp và thứ cấp, các phương pháp thu thập số liệu sơ cấp (phương pháp quan sát, khảo sát và phỏng vấn).
Chương 6: giới thiệu các vấn đề liên quan đến chọn màu và xác định kích thước mẫu điều tra thu thập số liệu. Cụ thể, trong chương này sẽ trình bày ba vấn đề chính đó là tại sao lại chọn mẫu, các khái niệm về chọn mẫu, chọn mẫu xác suất và chọn mẫu phi xác suất, các công thức và thí dụ về tính kích thước mẫu.
Chương 7: mục đích của chương này là giới thiệu các phương pháp nghiên cứu định tính, phân biệt sự khác nhau giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, bàn luận về các trường hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính. Trong chương này cũng sẽ trình bày phương pháp phân tích số liệu định tính, các quan điểm phân tích số liệu định tính và định lượng.
Chương 8: trình bày các phương pháp phân tích số liệu. Mục đích của chương này là đưa ra cách thể hiện đơn gian về việc phân tích số liệu như thế nào. Xác định vấn đề và chọn phương pháp phân tích. Có một số phương pháp phân tích số liệu định lượng được giới thiệu trong chương này bao gồm phân tích một biến, phân tích hai biến qua bảng chéo, phân tích bảng chéo với biến thứ ba, các phương pháp phân tích hồi quy đơn giản và đa biến, và các biến giả trong phân tích hồi qui Ngoài ra, chương 8 còn giới thiệu tóm lược về quy trình thu thập và xử lí số liệu định lượng trên chương trình STATA nhằm tính toán các trọng số theo nhân tố là cơ sở để xây dựng chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam do dự án “Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam – VNCI" thực hiện.
Chương 9: giới thiệu cách trình bày và viết báo cáo cuối cùng phản ảnh kết quả nghiên cứu và trình bày các gợi ý lựa chọn vấn đề nghiên cứu trong các lĩnh vực kinh tế. Ở đây sẽ xem xét hai nội dung chủ yếu, đó là các yêu cầu đối với một báo cáo nghiên cứu hay của một luận văn, luận án khoa học, cấu trúc và các phần của một bản báo cáo nghiên cứu, một bản luận văn cao học hay luận án tiến sĩ. Ngoài ra, chương này sẽ trình bày một số gợi ý cho thực hiện bài tập hay tiểu luận môn học, một thí dụ về bài tập tiểu luận môn học, cũng như giới thiệu một số gợi ý về các lĩnh vực nghiên cứu kinh tế trên các giác độ vĩ mô và vi mô làm cơ sở cho lựa chọn đề tài luận văn, luận án của sinh viên.
Phần phụ lục: Giới thiệu một số mẫu đề cương về đề tài nghiên cứu khoa học, đề cương luận văn cao học và luận án tiến sĩ đã bảo vệ thành công. Ngoài ra, phần phụ lục cũng giới thiệu Bảng hỏi thu thập thông tin đánh giá môi trường kinh doanh làm cơ sở đánh giá xếp hạng cạnh tranh ở mức độ quốc gia.