Giáo trình sinh thái học động vật có xương sống ở cạn

Tác giả : Lê Vũ Khôi
  • Lượt đọc : 149
  • Kích thước : 7.85 MB
  • Số trang : 315
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 31
  • Số lượt xem : 630
  • Đọc trên điện thoại :
Trong Chương trình đào tạo cử nhân ở các trường đại học có đào tạo chuyên ngành Sinh học có các môn học cơ sở: Động vật có xương sống và Cơ sở sinh thái học. Trong môn Động vật có xương sống có phần Sinh thái học của từng lớp động vật có xương sống. Tuy nhiên, trong các môn học này, những kiến thức cơ sở về sinh thái học của các nhóm động vật có xương sống ở cạn chưa đầy đủ đối với những sinh viên chuyên ngành Động vật học cũng như các học viên cao học thuộc chuyên ngành Động vật học và Sinh thái học, đặc biệt đi sâu nghiên cứu Sinh thái học động vật có xương sống.
Sinh thái học động vật có xương sống trên cạn là giáo trình được biên soạn nhằm cung cấp cho những sinh viên chuyên ngành Động vật học những kiến thức đầy đủ về sinh thái học của những nhóm động vật quan trọng này. Giáo trinh không chỉ dành cho sinh viên chuyên ngành Động vật học ở Trường Đại học Khoa học Tự nhiên mà có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học ở các trường Đại học, Cao đẳng, các giáo viên giảng dạy sinh học ở các trường trung học phổ thông, các nhà khoa học, các nhà quản lý và các cán bộ đang hoạt động quản lý, bảo tồn ở các Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn thiên nhiên, những người yêu thiên nhiên, yêu thích các nhóm động vật hoang dã.

Chuyên đề bao gồm 5 chương:
Chương 1: Sinh thái học môi trường trên cạn, nêu lên những đặc điểm sinh thái của môi trường trên cạn, những quần xã và hệ. sinh thái điển hình trên cạn, nơi sinh sống chủ yếu của động vật có xương sống ở cạn, đặc trưng của quần thể động vật hoang dã trong rừng nhiệt đới.
Các chương từ chương 2 đến chương 5 nêu lên những đặc điểm sinh thái, tính chất đa dạng và phân bố địa lý của các lớp động vật có xương sống ở cạn: Lưỡng cư, Bò sát, Chim và Thủ.
Với mục đích đào tạo nguồn nhân lực có tri thức cho đất nước, trong quá trình biên soạn giáo trình, các tác giả xin phép tham khảo và sử dụng nguồn tư liệu của một số nhà khoa học: GS. Võ Quý. GS. Trần Kiên và một số nhà khoa học khác. Các tác giả xin trân trọng cảm ơn.