Giáo trình thực hành tổng hợp hóa học vô cơ

  • Lượt đọc : 170
  • Kích thước : 7.24 MB
  • Số trang : 100
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 70
  • Số lượt xem : 806
  • Đọc trên điện thoại :
Hoá học là môn khoa học thực nghiệm. Nhờ có thực nghiệm, người ta có cơ sở để khẳng định lí thuyết một cách vững vàng. Thực nghiệm giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển của hoá học.
Giáo trình Thực hành Tổng hợp hoi học vô cơ được biên soạn dùng cho sinh viên ngành Hoá học, hệ Đại học với thời lượng 2 tín chỉ. Giáo trình này cũng là tài liệu tham khảo tốt để bồi dưỡng kĩ năng thực hành thí nghiệm cho học sinh giỏi môn hoá học các cấp.
Nội dung giáo trình gồm 15 bài tổng hợp các chất và 15 bài mẫu tưởng trình thí nghiệm tương ứng. Các bài thí nghiệm này nhằm rèn luyện kĩ năng, thao tác thí nghiệm về tổng hợp chất vô cơ cho sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên hiểu sâu hơn những kiến thức lí thuyết đã được học trong các học phần trước như phức chất, phi kim và kim loại. Bài 16 giới thiệu cách xác định thành phần, cấu tạo một trong các chất tổng hợp được bằng phương pháp vật lí và hoả li. Bải nảy bước đầu giúp sinh viên làm quen với các phương pháp hiện đại đã được học để xác định công thức cấu tạo sản phẩm tổng hợp được.
Để các bài thí nghiệm có tính khả thi trong điều kiện về cơ sở vật chất còn khó khăn yêu cầu dụng cụ hoá chất trong các bài thí nghiệm phải tương đối đơn giản, hơn nữa mỗi bài thi nghiệm sinh viên chỉ thực hiện trong 1 buổi thí nghiệm (3 giờ), riêng bài 16 được tiến hành trong 2 buổi thí nghiệm. Vì thế các bài tổng hợp trong giáo trình chưa đề cập nhiều việc xác định độ tinh khiết của sản phẩm mà chỉ hướng dẫn cách nhận biết định tính sản phẩm tổng hợp được và sơ bộ đánh giá hiệu suất của quá trình tổng hợp.
Trong mỗi bài thí nghiệm, chúng tôi không nhắc lại phần hướng dẫn các thao tác thực hành cơ bản do sinh viên đã được học ở phần thực hành hoá đại cương và hoá nguyên tố. Ở mỗi bài đều có các câu hỏi yêu cầu sinh viên phải trả lời trước khi đến phòng thí nghiệm nhằm giúp các em hiểu sâu về cơ sở các bước tiến hành thí nghiệm, mục đích của từng thao tác và các số liệu cụ thể trong bài. Các câu hỏi trong phần tưởng trình giúp sinh viên biết vận dụng kiến thức một cách có hệ thống để giải thích các hiện tượng quan sát được và hiểu sâu sắc hơn mối liên hệ giữa lí thuyết và thực nghiệm.