Giáo trình xác suất - thống kê và ứng dụng

Tác giả : Nguyễn Phú Vinh
  • Lượt đọc : 7
  • Kích thước : 35.70 MB
  • Số trang : 315
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 130
  • Số lượt xem : 1.011
  • Đọc trên điện thoại :
Xác suất thống kê (XSTK) được biên soạn dựa trên đề cương môn học cùng tên do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo qui định bắt buộc cho sinh viên các khối ngành công nghệ và khối ngành kinh tế của Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM. Riêng sinh viên khối kinh tế có thể bỏ qua các phần có liên quan đến tích phân bội.
Trong giáo trình hầu hết các định lý đều được chứng minh một cách chi tiết, thậm chí có nhiều chứng minh muốn hiểu, đòi hỏi người đọc phải có trình độ toán nhất định, nhất là chương véctơ ngẫu nhiên, nhưng chủ trương không bắt buộc sinh viên phải hiểu tường tận các chứng minh, mà chỉ cần nhớ định lý và vận dụng chúng vào bài tập và thực tế. Song song đó giáo trình vẫn luôn coi trọng phần công nghệ thực hành tính toán, nên sinh viên sẽ bắt gặp những hàm thống kê trong excel, cũng như các hàm trong calculator 570MS được lồng ghép trong phần tính toán, để sinh viên có đa dạng công cụ tính toán khác nhau. Có sáu bảng tra số liệu các phân phối thông dụng được lập trình số bằng MALAB, ở đầu mỗi bảng có ví dụ cách tra cụ thể từng tham số cho từng bảng số liệu. Tất cả bài tập, đều có lời giải trong sách Ngân hàng câu hỏi XSTK với cùng tác giả và đã xuất bản năm 2006.
Sách được viết bởi Tập thể giáo viên Tổ toán thuộc Khoa Cơ bản trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM. Tập thể tác giả cũng xin bày tỏ lòng cảm chân thành đến Ban Giám Hiệu trường Đại học Công Nghiệp Tp.HCM, đặc biệt Tiến Sĩ. Hiệu Trưởng Tạ Xuân Tề, Ngài đã động viên giúp đỡ để giáo trình này kịp ra mắt phục vụ sinh viên và thầy giáo.
Mặc dù các tác giả đã rất cố gắng nhưng chắc hẳn không tránh khỏi thiếu sót, bởi một lẽ "khuyết tật ngẫu nhiên tồn tại một cách tất nhiên trong bất kỳ một cấu trúc vật thể nào", đó là "tất nhiên tận lực, ngẫu nhiên lỗi lầm" và chúng ta đang đi tìm qui luật từ trực quan sinh động trong không gian hỗn độn ngẫu nhiên đến qui luật tất nhiên trong tư duy từu tượng, tìm cái tất định trong không gian bất định. Đây cũng chính là vị nhân sinh, là mục đích của môn học này. Những ý kiến đóng góp về nội dung và hình thức của tập sách sẽ được tiếp thu với sự trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc, xin gởi về TS.Nguyễn Phú Vinh, Khoa Cơ Bản, Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM.
Tp.HCM, ngày 01 tháng 04 năm 2007