Góp phần tìm hiểu văn hoá Cơ-Tu

Tác giả : Lưu Hùng
  • Lượt đọc : 130
  • Kích thước : 12.52 MB
  • Số trang : 292
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 105
  • Số lượt xem : 1.081
  • Đọc trên điện thoại :
Nghiên cứu cơ bản về các dân tộc ở nước ta là một nhiệm vụ quan trọng có tính chiến lược của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, nhằm phục vụ cho các hoạt động sưu tầm, trưng bày, trình diễn, giới thiệu về văn hoá các dân tộc. Trong gần 11 năm qua kể từ khi được thành lập, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam không chỉ là một trung tâm văn hoá, mà còn trở thành một cơ sở nghiên cứu khoa học, nhất là về dân tộc học và nhân học - chuyên ngành cơ bản của Bảo tàng.
Dự án nghiên cứu ba dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Katuic ở Việt Nam (Bru-Vân Kiều, Cơ-tu, Tà-ôi), do Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam hợp tác với Giáo sư Tiến sĩ nhân học Kaj Arhem của trường Đại học Tổng hợp Gothenburg ở Thụy Điển, triển khai trong ba năm (2003-2005). Một số làng ở miền núi các tỉnh Quảng Nam (với người Cơ-tu), Thừa Thiên - Huế (với người Tà ôi) và Quảng Trị (với người Bru-Vân Kiều) đã được lựa chọn và trở đi trở lại nhiều lần để nghiên cứu. Trong đó, cùng với Giáo sư Kaj Arhem và Thạc sĩ Nikolas Torsten Arhem, Tiến sĩ Lưu Hùng và một số nhà nghiên cứu khác của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tập trung vào tìm hiểu về người Cơ-tu. Kết quả nghiên cứu của dự án này là những tập bản thảo dày, bằng tiếng Việt và tiếng Anh, cung cấp thêm những hiểu biết về ba dân tộc này. Đó cũng là cơ sở khoa học cho việc sưu tầm hiện vật và tư liệu về ba dân tộc, để Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tiến tới tổ chức những trưng bày chuyên đề giới thiệu về văn hoá của họ.