Hạnh phúc tuổi già

Tác giả : Thích Nhật Từ
  • Lượt đọc : 216
  • Kích thước : 0.86 MB
  • Số trang : 137
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 193
  • Số lượt xem : 1.399
  • Đọc trên điện thoại :
Hạnh phúc tuổi già là một trong những nhu cầu rất căn bản. Nếu thiếu nó, con người thiếu đi bầu trời xanh, không khí trong lành, thiếu những chiếc áo mới, những vật thực chu cấp cho đời sống hằng ngày, tình bạn, tình thân thiết,... Thiếu thốn trong hạnh phúc tuổi già, tuổi già đó trở thành cô đơn, buồn bã, thất vọng.
Cách đây vài chục năm tại Việt Nam, tuổi thọ trung bình chỉ khoảng từ 55 đến 60 tuổi, đời sống kinh tế khó khăn, y học chưa phát triển, môi trường hoàn cảnh không thuận lợi nên tuổi già diễn ra sớm hơn và tuổi thọ con người ngắn hơn. Theo thống kê xã hội học, hiện tại ở Việt Nam có trên 3.000 người sống vào tuổi 100. Tuổi thọ trung bình chỉ 65 đến 67 tuổi. Trong khi đó, tại Đức, tuổi thọ trung bình là 85; Tây Tạng là 83. Nhật Bản hiện nay có trên 25.000 người có tuổi thọ gần 100.
Điều gì đã tạo ra sự chênh lệch quá lớn về tuổi già ở các quốc gia? Nếu chỉ lý giải đơn thuần là do ảnh hưởng từ đời sống vật chất khó khăn, lao động vất vả, về phương diện sinh học, vật lý, khoa học thì lý luận đó không sai nhưng nó không lý giải được “Tại sao có rất nhiều nước trên thế giới giàu có hơn nhưng tuổi thọ trung bình của người dân chỉ khoảng 50 đến 60 tuổi?”. Sự khác biệt này nằm ở chỗ nào? Các nhà tâm lý và các nhà tôn giáo học đã tìm và đưa ra giải pháp cơ bản:
“Dòng cảm xúc, đời sống tinh thần của con người góp phần rất quan trọng trong việc quyết định tuổi thọ”. Nếu sống không có niềm vui, hạnh phúc thì những thanh niên vẫn có thể trở thành những ông cụ non.