Hành Trình Của Những Người Trẻ

Tác giả : Dương Thụy
  • Lượt đọc : 343
  • Kích thước : 0.32 MB
  • Số trang : 30
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 102
  • Số lượt xem : 1.149
  • Đọc trên điện thoại :
Thật đáng mừng khi cuộc thi Văn học tuổi 20 lần 3 đã xuất hiện nhiều cây bút mới xuất thân từ tầng lớp trí thức trẻ, không chỉ tốt nghiệp đại học mà còn cao hơn, cả trong nước lẫn quốc tế. Phù phiếm truyện của Phan Việt đang du học ở Mỹ và Hành trình của những người trẻ của thạc sĩ Dương Thụy từng học ở Pháp và Bỉ được trúng giải trong lần này là hai dẫn chứng.

Thực tế từ những ngày sống ở nước ngoài, và làm việc với các công ty nước ngoài ở Việt Nam, đã giúp hai tác giả trên góp được hai bức tranh có gam màu khác lạ vào gallery Văn học tuổi 20 lần này. Đáng mừng, không chỉ vì cuộc thi như vậy đã thu hút rộng rãi hơn đối tượng tham dự (chúng tôi còn mong muốn sẽ có cả những cây bút Việt kiều tham dự và đoạt giải). Điều làm những người tổ chức cuộc thi vui hơn, chính là đã thấy văn học VN vẫn còn sức hấp dẫn lớn đối với công chúng, trong đó có cả những người trẻ từng tiếp xúc rất nhiều với văn hóa thế giới. Họ đã thừa sức hội nhập, nhưng họ vẫn giữ lại được bản sắc riêng của mình, của văn hóa Việt Nam, thể hiện rõ ràng qua các trang viết.

Những nhân vật trong truyện của Dương Thụy (cô đã từng có nhiều truyện ngắn đăng trên Tuổi Trẻ, Người Lao Động, Hoa Học Trò, Áo Trắng... và đã được xuất bản mấy đầu sách) thường đều ham học, chí tự lập cao, có tri thức và hoài bão, biết lẽ phải ở đời, thế nhưng luôn sống quá lý trí, hơi khô và có gì đó hơi… cổ hủ (nhân vật chính trong Đoạn tàu lý trí là một ví dụ) - khá lạ với một người từng ở nước ngoài lâu như vậy. Tôi thường ước ao phải chi Thụy sống mạnh bạo hơn, yêu thương ra trò hơn (dĩ nhiên là chỉ trên trang viết) thì có lẽ những tác phẩm của cô sẽ có sức thu hút nhiều hơn nữa (cũng là ví dụ với Bong bóng mùa mưa, sao chừng mực và lạnh quá vậy Thụy?).

Dù sao cũng có Người bạn vong niên đem an ủi cho tôi: hai nhân vật nữ trong truyện đã sống quá tình cảm, một tình cảm của con người, vượt qua các biên giới địa lý và văn hóa. Lý trí, nhưng cũng sống rất “tình củm”, phải vậy không? Mừng cho Thụy vẫn còn viết rất đều và có dấu hiệu chắc tay hơn (Hành trình của những người trẻ là một điển hình). Đã đi qua Đoạn tàu lý trí, bạn hãy thử bước qua Đoạn tàu tình cảm, chắc rằng văn của bạn sẽ hấp dẫn hơn nhiều lắm!
NGUYỄN ĐÔNG THỨC
***
Dương Thụy có lẽ là một cái tên không còn xa lạ đối với nhiều độc giả trẻ. Nữ nhà văn sinh năm 1975 này được biết đến khá sớm qua những bài viết trên báo Hoa Học Trò và Sinh viên Việt Nam.

Cô tên thật là Dương Thụy Phương Khanh, được coi là một trong những cây bút tiêu biểu của thế hệ trẻ "100% tp. Hồ Chí Minh" bởi cô sinh ra đúng năm Sài Gòn giải phóng.

Dương Thụy đã từng học qua các trường: Trung học Lê Quý Đôn, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM (Cử nhân văn chương Pháp), Trung tâm văn hóa Pháp - Việt đào tạo quản lý (Thạc sĩ Quản trị), Đại học Liège - Vương Quốc Bỉ (Thạc sĩ quản trị kinh doanh).

Công việc hiện nay của cô là làm giám đốc Truyền thông - Đối ngoại của tập đoàn dược phẩm Sanofi - Avenis tại Việt Nam

Dương Thụy có điều kiện tham dự các khóa du học dài hạn và ngắn hạn tại Bỉ, Anh, Pháp bởi vậy cô không chỉ là cây bút trẻ có vốn tri thức dày dặn mà còn đủ vốn sống về mảng đề tài mà các nhà văn trong nước rất khó đụng đen: cuộc sống của giới sinh viên Việt ở châu Âu.

Các cuốn sách đã xuất bản
Năm 1997: Dấu lặng trong điệp khúc
Năm 1999: Người thổi kèn
Năm 2002: Hai người đến từ phương xa
Năm 2003: Con gái Sài Gòn
Năm 2004: Cắt đuôi
Năm 2004: Bồ câu chung mái vòm
Năm 2005: Hành trình của những người trẻ
Năm 2007: Oxford thương yêu
Năm 2008: Cáo già, gái già và tiểu thuyết diễm tình
Năm 2009: Venise và những cuộc tình Gondola
Năm 2010: Nhắm mắt thấy Paris
Năm 2010: Hè của cô bé mất gốc
Năm 2011: Trả lại nụ hôn
Năm 2011: Oxford thương yêu