Huyền Thoại Và Lịch Sử Các Khoa Học Nhân Văn

Tác giả : Laurent Mucchielli
  • Lượt đọc : 309
  • Kích thước : 10.73 MB
  • Số trang : 595
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 400
  • Số lượt xem : 2.087
  • Đọc trên điện thoại :
Sách Huyền thoại và lịch sử các khoa học nhân văn nêu lên mối quan hệ giữa lịch sử và các khoa học nhân văn. Quan điểm của cuốn sách này cũng như các công trình trước đây về các khoa học nhân văn, có thể được gọi là quan điểm duy lịch sử. Nó chủ yếu nhằm nói rằng: Muốn hiểu ý nghĩa một văn bản, người ta phải đặt văn bản ấy trong bối cảnh sản sinh của nó. Từ đó nảy sinh ra tính tất yếu đối với các nhà xã hội học quan tâm đến lịch sử bộ môn của mình, anh ta cần phải tự biến mình thành nhà sử học.

Huyền thoại là những câu chuyện kể để làm gương, là sư gợi lại những sự kiên đã qua nhưng đươc trình bày như là hiện thực và thiêng liêng, chúng tao nên những khuôn mẫu chuẩn mực cho cộng đồng người đang sống.

Lịch sử thì đơn giản hơn, chỉ nhằm tập hợp những thông tin có sẵn về từng thời kỳ quá khứ nào đó và tổ chức chúng lại theo các hệ Vấn đề thúc đẩy nhà sử học.

Về lý luận, sự phân biệt đó là rõ ràng. Về thực tế thì sự phân biệt đó lại không được như thế. Bản thân các nhà sử học đã không cưỡng nổi việc xây dung có tỉnh chất huyền thoại lịch sử bộ môn riêng của họ. Vậy, tại sao một số lịch sử các khoa học nhân văn đôi khi lại sát gần với những huyền thoại? Nhiều nhân tố có thể được huy động, nhằm nêu lên một vài ý tưởng có tính phê phán về sự vận hành hiện nay của các môn khoa học đó. Chắc chắn, vì lẽ đó, cho nên phải đưa ra một khái niệm thứ ba, giữa Huyền thoại và Lịch sử, đó là khái niệm Hồi ký.

Trước hết, chúngta hãy nhắc lại rằng hồi ký có những hậu quả được mất của nó. Hồi ký an vấn với quyền lực, qua trung gian của uy tín. Uy tín, đó là cái phát sinh từ sự kiện thể hiện như là đang diễn tiến theo "đúng chiều của lịch sử". Việc Kham gia nhóm tiền phong, huống chí lại khẳng định rằng nhóm tiền phong đó từ lâu đã bị hiểu nhầm và vì vậy những người khác có thể phải tiếp tục xin lỗi về sự ngu ngốc đã qua của họ, đã đem lại một tính chính đáng rất mạnh, vậy là đem lại một quyền lực.

Nhờ đi lại với nhóm đó, người ta thấy rằng hiện tượng ấy là rất phổ biến trong cộng đồng giới trí thức. Đến mức người ta càng ngạc nhiên hơn khi nghe thấy những tác giả nổi tiếng tự giới thiệu bản thân họ như là "những người ngoài lễ trong hệ thống", gần như hơi phản nghịch, nếu nghe họ nói, ngay cả khi họ chiếm đươc từ lâu những vị trí hàn làm rất vững vàng, thậm chí thống trị nữa. Tôi đã nói về các nhà sử học, nhưng tình hình cũng đúng như thế ở các nhà xã hội hoc, và chắc chắn ở cả các bộ môn khác (tâm lý học, khoa hoc kinh tế, (triết học…) mà tôi ít biết hơn.