Kẻ Tử Đạo Cuối Cùng

Thể loại: Truyện ;Tiểu Thuyết
Tác giả : Đào Hiếu
  • Lượt đọc : 293
  • Kích thước : 0.95 MB
  • Số trang : 141
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 171
  • Số lượt xem : 1.277
  • Đọc trên điện thoại :
Đây là một câu chuyện hoàn toàn hư cấu, gần như không tưởng, không thể tồn tại trong cõi đời này.

Thế nhưng có một câu chuyện tương tự như thế đã từng xảy ra trong xã hội loài người ngót một trăm năm nay, có thể kể từ năm 1917, khi Lênin tiến hành cái gọi là "Cách mạng Tháng mười Nga", lập nên nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô-viết.

Cuộc cách mạng ấy cũng đã bắt đầu bằng một chủ nghĩa hoàn toàn hư cấu, không tưởng và không thể thực hiện được.

Tuy vậy nó đã thắng lợi, đã giành được chính quyền, và trong suốt gần một thế kỷ, nó đã chia đôi nhân loại thành hai thế giới mà nó là kẻ thống trị cái phần thế giới man rợ nhất, quái đản nhất và cũng khốc liệt nhất, cho đến ngày 26/12/1991 khi Liên Xô tan rã.

Giờ đây, không còn ai tin vào cái "cuộc cách mạng" hoang đường ấy, kể cả Việt Nam, nhưng tàn dư của nó vẫn còn thống trị một góc tối của hành tinh chúng ta như một thứ chất thải độc hại chưa thể tẩy sạch hết.

Câu chuyện giả tưởng này cũng thế.

Nó bắt đầu bằng một truyền thuyết hoang đường về một đạo cô xinh đẹp, nhiều phép lạ, nhưng đã có những trí thức, những nghệ sỹ, những chàng trai ưu tú… tôn thờ, ca ngợi và sẵn sàng chết vì nhân vật huyền thoại ấy.

Và cũng có những cuộc trả thù man rợ nhất của bọn cuồng tín để giành quyền độc tôn.

Đó là cuộc quyết đấu điên rồ, cuộc tương tàn ngu xuẩn, mà cho đến ngày nay vẫn còn tiếp diễn.

ĐÀO HIẾU

***
Đào Hiếu (sinh năm 1946), tên khai sinh: Đào Chí Hiếu. Các bút danh khác: Biển Hồ, Đào Duy. Hiện ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam.

Đào Hiếu, sinh ngày 10 tháng 2 năm 1946 tại Tây Sơn, tỉnh Bình Định.






Ông sớm gia nhập phong trào sinh viên cách mạng tại Quy Nhơn.

Năm 1968 ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 1970 ông bị bắt quân dịch và trở thành binh nhì sư đoàn 22 Quân lực Việt Nam Cộng hoà.

Sau sáu tháng, ông trốn vào Sài Gòn bắt liên lạc với Tổng hội sinh viên hoc sinh để tiếp tục hoạt động chống Mỹ đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Ông tốt nghiệp cử nhân văn chương trước 1975 tại Sài Gòn. Từng làm phóng viên báo Tuổi Trẻ và Nhà xuất bản Trẻ.

Hiện Đào Hiếu sống và viết tại TP. Hồ Chí Minh.

Truyện dài
Giữa cơn lốc, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1978.
Một chuyến đi xa, Nhà xuất bản Măng Non, 1984, nxb Trẻ 1994.
Qua sông, Nhà xuất bản Văn Nghệ, 1986.
Vùng biển mất tích, Nhà xuất bản Đồng Nai 1987.
Vượt biển, Nhà xuất bản Trẻ 1988, 1995.
Vua Mèo, Nhà xuất bản Trẻ 1989.
Người tình cũ, Nhà xuất bản Văn Nghệ 1989.
Kẻ tử đạo cuối cùng, Nhà xuất bản Trẻ 1989.
Thung lũng ảo vọng, Nhà xuất bản Trẻ 1989.
Hoa dại lang thang, Nhà xuất bản Văn Học 1990.
Trong vòng tay người khác, Nhà xuất bản Tác phẩm Mới 1990.
Kỷ niệm đàn bà, Nhà xuất bản Văn Nghệ 1990.
Nổi loạn, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn 1993.
Lạc Đường (tự truyện), Nhà xuất bản Giấy Vụn 2008, Nhà xuất bản Kim Thư Production USA 2008.
Tuyển tập Đào Hiếu (tập 1 và tập 2) Nhà xuất bản Kim Thư Production USA 12. 2009.
Mạt lộ, Nhà xuất bản Lề Bên Trái (tự xuất bản)[1], 03. 2009.
Truyện ngắn và tạp văn
Bầy chim sẻ, Nhà xuất bản Văn Nghệ 1982.
Những bông hồng muộn, Nhà xuất bản Trẻ 1999.
Tình địch, Nhà xuất bản Trẻ 2003.
Thơ
Đường phố và thềm nhà, Nhà xuất bản Trẻ 2004.