Kho tàng báu truyền câu đố dân gian

Tác giả : Đông Vân
  • Lượt đọc : 264
  • Kích thước : 3.45 MB
  • Số trang : 462
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 261
  • Số lượt xem : 1.453
  • Đọc trên điện thoại :
  • Đọc Kho tàng báu truyền câu đố dân gian trên điện thoại
Các quyển sách đã in, phát hành về câu đố dân gian Việt Nam đều nặng về sưu tầm thống kê ra các câu đố rồi trả lời ở đoạn phần sau của sách, tạo nên một sự thắc mắc khó hiểu cho người đọc. Đó là trường hợp những câu đố nói đến các sự vật, sự việc từ thời xa xưa, đã làm cho các độc giả trẻ không hình dung nổi, kể cả khi đọc lời giải đố ở phần sau.

Thí dụ câu đố nói về cái cối xay lúa thủ công thời xa xưa dùng hình ảnh hai cái tai cối chạy đuổi nhau cùng năm tháng mà không gặp được nhau: "Người đứng bên kia sông - Người đứng bên này sông - Đuổi nhau kỳ cùng chẳng bắt được nhau" thì bạn đọc trẻ vốn đã quen cảnh máy xay xát ở nông thôn mới, chẳng hình dung nổi, khi chỉ nói một chữ giải đáp gọn lỏn: "cái cối xay lúa". Hoặc lời câu đố “Thân em như cục gỗ tròn, ăn đi lăn lại chẳng mòn tỷ mô để nói về cái trục đá lăn lúa thì quả thực là hiện nay với lối gặt hái hiện đại có nhiều kiểu máy tuổi lúa thì bạn đọc trẻ khó hình dung nổi cái con lăn lúa đó.

Lại như câu “Sông cạn nước vàng, con rắn nằm ngang . Lấy sào mà chọc, nó ngóc đầu lên" thì thử hỏi còn bao nhiêu người sống ở các thời phải dùng cái loại đèn đĩa đựng dầu lạc màu vàng có ngâm một cái bấc rồi dùng một cái que để chọc khêu cho bấc nhô lên cao cho sáng hơn khi bấc bị lụi dần, để hiểu rằng đó là cái đĩa đèn dầu lạc thời cổ xưa, trong lúc, hiện nay, giới trẻ chỉ thấy đèn điện?.

Thậm chí có những câu đố kỳ cục không hiểu đó là nói về chi tiết gì, tuy rằng đã biết được "đáp số đó là cái gì, vật gì. Thí dụ câu đố về lịch "Mười một mười hai có kẻ yêu - Mười ba mười bốn ai chiều làm chi". Chỉ có thể suy đoán các ngày đầu tháng thì đẹp hơn các ngày cuối tháng chăng. Nhưng tại sao không chỉ các ngày "mùng" như cách gọi dân gian “mùng một ... mùng mười" chứ không ai gọi "mùng mười một - mùng mười hai". Phải đi tìm các cụ 70, 80 hoặc 90 thì may ra các cụ mới giải đáp nổi!. Chính những điều khó hiểu đó mới là "tỉnh bác học" của câu đố dân gian! Lại còn những câu không nhằm vào "dữ kiện" của vật liệu, sự kiện để người nghe đổ tim ra đáp số mà là do đùa dai, hài hước nên thật là khỏ lần mò ra ý nghĩa. Thí dụ câu đố về cái "trách", là cái nồi nhỏ, dùng kho cá nhỏ thì các cụ dân gian lại đố là "cớ sao vắng bặt thư từ vãng lai". "Vắng thư từ" là giọng trách móc của người vợ không thấy chồng minh gửi thư về. Cái trách kho cá kia thì có liên quan gì đến việc gửi thư nhưng các cụ bắt người ta phải suy ra cái hành động từ nội dung sự tình đùa dai để ám chỉ chơi chữ hình tượng... "Trách" tài tình thật!. Thật là chết với các cụ: ai mà lần mò ra nổi ý xa xôi tít mù... chơi chữ hình tượng đùa dai đó!.

Có những câu đổ chơi chữ thuộc cách nói, cách nghĩ của riêng địa phương nào đó. Lại còn những câu đố liên quan đến sự tích dân gian như sự tích Thạch Sùng, Tấm Cám, Cây khế... Vì vậy quyển sách này không giống như tất cả các quyển sách về câu đố dân gian, tuy rằng đều có tham khảo đối chiếu so sánh với chúng, ở những điểm sau đây: Phần Giải, tức là có nêu ra cặn kẽ ở mức tương đối các lý do, dữ kiện, chi tiết nhằm làm cho bạn đọc ngày nay hiểu được đến mức phổ thông.

Phần luận, tức là những kiến giải, phân tích có tính lý luận, nghiên cứu như một luận văn khoa học. Quyển sách này có thể dùng làm sách tham khảo về phần Văn học Dân gian Việt Nam trong chương trình các nhà trường. Xin kính cẩn cảm ơn!.