Kim Dung Giữa Đời Tôi - Tập 1

Tác giả : Vũ Đức Sao Biển
  • Lượt đọc : 402
  • Kích thước : 0.93 MB
  • Số trang : 169
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 205
  • Số lượt xem : 2.192
  • Đọc trên điện thoại :
MỤC LỤC:
1. Khái quát phong cách xây dựng nhân vật
2. Võ công
3. Rượu
4. Âm nhạc
5. Hoa
6. Y học
7. Tình yêu
8. Tình dục
9. Chất hài
10. Ghen
11. Chất thơ
12. Ngôn ngữ bình dân
13. Số phận những bộ sách
14. “Thời trang”
15. Những nhân vật quái dị
16. Nghề kỹ nữ
17. Con trâu
18. Người Tây dương
19. Kỹ thuật
20. Thức ăn Trung Hoa
21. Tinh thần Phật giáo
22. Libido
23. Nghệ thuật tiểu thuyết của Kim Dung
24. Kim Dung đặt lại mấy vấn đề lịch sử
25. Kim Dung và ngôn ngữ xã hội hóa
26. Hồn tính lãng mạn phương Đông
27. Những ông thần si tình
28. "Thiên ngoại hữu thiên"
29. Vạn sự giai không
30. Chữ Xuân
31. Kiếm luận
32. Đao luận
33. Cành mai trên Thiên Sơn
34. Thư pháp và Võ công
35. Suy niệm ký tiểu hữu
36. Tiếu ngạo giang hồ
37. Những suy niệm siêu hình học
38. Sự suy tàn của chủ nghĩa bạo lực
39. Thanh kiếm và Cây đàn
40. Huyền thoại Thủ cung sa
41. Bọn hào sĩ giang hồ ăn Tết
42. Bọn hào sĩ giang hồ tiếp thị
43. Hàng giả tống Vân Nam
44. Bức giác thư giã từ thế kỷ
45. Hành trình qua thống khổ
46. Đêm phương Nam đọc lại Ỷ thiên Đồ long ký
47. Sử kiếm ý, bất sử kiếm chiêu
48. Kiều Phong - Khát vọng của tự do
49, Khóc lên hỡi Nghi Lâm!
50. Vi Tiểu Bảo ở đâu?

Khái quát phong cách xây dựng nhân vật

Trong những năm trước 1975 tại miền Nam người đọc xem Kim Dung tiên sinh, tiểu thuyết gia Hongkong, là một nhà văn lớn. Những tác phẩm tiểu thuyết võ hiệp của ông, được đăng báo dưới dạng feuilleton hoặc in thành sách, đã hấp dẫn hàng triệu người đọc Việt Nam. Văn của ông đã được truyển trạch để đưa vào giáo trình văn cấp trung học và đại học tại Đài Loan, Hongkong và Hoa Lục. Và ngay trong lòng nước Mỹ, người Hoa đã lập ra “Kim Dung học hội”, chuyên nghiên cứu, giới thiệu và dịch những tác phẩm của ông ra tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha... Điều mà người ta dễ nhận ra nhất là bút lực của Kim Dung rất hùng hậu. Mỗi tác phẩm là một bộ (thường trên 10 quyển, trung bình khỏang 500, 600 trang một quyển).

Chúng tôi chỉ xin giới thiệu đầu tiên một khía cạnh trong kỹ thuật tiểu thuyết của ông: phong cách xây dựng nhân vật.

Trước năm 1975, sách Kim Dung được in gồm:

1. Thư kiếm ân cừu lục 2. Bích huyết kiếm 3. Xạ điêu anh hùng truyện 4. Thần điêu hiệp lữ 5. Tuyết Sơn phi hồ 6. Phi hồ ngoại truyện (Lãnh nguyệt bảo đao) 7. Ỷ thiên Đồ long ký 8. Liên thành quyết (Tố tâm kiếm) 9. Thiên Long bát bộ (Lục mạch thần kiếm truyện) 10. Hiệp khách hành 11. Tiếu ngạo giang hồ 12. Lộc Đỉnh ký

Một điều cần lưu ý là nếu chúng ta phân biệt rõ 4 khái niệm: Truyện (tiểu thuyết hoàn toàn hư cấu), Ký (tác phẩm văn xuôi viết về người thật, việc thật) và Lục (cuốn sách) thì Kim Dung sử dụng 3 khái niệm đó với một ý nghĩa duy nhất để chỉ các bộ tiểu thuyết võ hiệp của ông…