Kỹ Năng Ra Quyết Định

Thể loại: Kinh Tế – Quản Lý
Tác giả : Robert Heller
  • Lượt đọc : 337
  • Kích thước : 4.15 MB
  • Số trang : 84
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 805
  • Số lượt xem : 3.909
  • Đọc trên điện thoại :
Quyết định là một phần rất quan trọng trong cuộc sống – cả trong lẫn ngoài môi trường làm việc. Người quyết định thường là người chịu trách nhiệm về sự chọn lựa của mình giữa hai hay nhiều ý kiến – đôi khi có thể là một quyết định rất quan trọng. Để có được một quyết định chính xác và hiệu quả, bạn phải trải qua toàn bộ quá trình, từ việc nghiên cứu chi tiết ban đầu đến việc thực hiện cuối cùng. Cuốn sách “Kỹ năng ra quyết định” này phù hợp với những ai phải đảm nhiệm việc thực hiện chọn lựa trong công việc. Dù đây là lần đầu bạn thực hiện việc ra quyết định hoặc đã là một giám đốc kinh nghiệm lâu năm thì những thông tin cần thiết và bổ ích trong cuốn sách này sẽ giúp bạn có được các ý tưởng, dự đoán, đánh giá mức độ rủi ro và xử lý các vấn đề về nhân sự. Cuốn sách này cũng bao gồm một bài tập tự đánh giá khả năng quyết định của bạn và 101 lời khuyên thực tế rất hữu ích cùng những ví dụ minh họa cụ thể.
***
PHÂN TÍCH VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của người làm công tác quản lý là phải đưa ra hàng loạt các quyết định lớn và nhỏ. Bạn phải luôn cố gắng để mọi quyết định đưa ra trong bất kỳ tình huống nào cũng đều chính xác và hợp lý.

ĐỊNH NGHĨA QUYẾT ĐỊNH

1. Xem xét kỹ mọi khả năng chọn lựa trước khi quyết định.

Quyết định là một sự cân nhắc hay chọn lựa giữa hai hay nhiều phương án. Nó phát sinh trong bất kỳ trường hợp nào từ việc giải quyết một vấn đề đến việc thực hiện một nhiệm vụ nào đó. Trên lý thuyết, người ra quyết định phải thuộc cấp điều hành hay người chịu trách nhiệm công việc.



2. Nếu bạn thấy rằng những quyết định trước đó vẫn còn áp dụng được thì hãy tận dụng chúng.

AI LÀ NGƯỜI QUYẾT ĐỊNH

Một quyết định là một sự chọn lựa giữa nhiều khả năng và người quyết định là người chịu trách nhiệm thực hiện sự chọn lựa đó. Một quyết định có thể được thực hiện rất nhanh chóng nhưng thông thường người ra quyết định cần phải thực hiện một quy trình xác định, phân tích, đánh giá, chọn lựa và hoạch định. Để đi đến một quyết định, bạn phải xác định được mục đích của công việc, danh sách các khả năng chọn lựa có thể có, chọn lựa giữa các khả năng và thực hiện chọn lựa đó. Các quyết định và quá trình đưa ra quyết định là nền tảng của mọi quy trình quản lý, cũng như trong cuộc sống hàng ngày.

3. Đưa ra các quyết định dài hạn dựa trên những quyết định ngắn hạn đã suy nghĩ trong đầu.

4. Thay đổi các quyết định không còn phù hợp nữa.

PHÂN LOẠI CÁC QUYẾT ĐỊNH

Có nhiều loại quyết định người quản lý phải thực hiện bao gồm các quyết định thường ngày, khẩn cấp, chiến lược và tác nghiệp. Những quyết định thường ngày: những tình huống giống nhau lặp đi lặp lại, nếu có sự việc phát sinh bạn sẽ chọn ngay cách giải quyết như mọi khi đã chứng minh được là có hiệu quả. Tuy nhiên trong một số trường hợp ngoại lệ, bạn phải quyết định ngay khi sự việc xảy ra. Đây là quyết định khẩn cấp và có thể chiếm thời gian của bạn nhiều nhất. Loại quyết định khó nhất và quan trọng nhất là những chọn lựa mang tính chiến lược, quyết định các mục tiêu và mục đích cần đạt được, chuyển các mục tiêu này thành kế hoạch cụ thể hay những quyết định triển khai. Các quyết định mang tính tác nghiệp, đặc biệt là những quyết định liên quan đến các “vấn đề con người” (bao gồm việc tuyển dụng và sa thải) cần sự xử lý đặc biệt và tế nhị.


ĐẠT ĐƯỢC QUYẾT ĐỊNH VỚI SỰ NHẤT TRÍ

Thảo luận một vấn đề với đồng nghiệp thường là cách tốt nhất để đi đến một kết luận. Khi tập trung lại mọi người thường đưa ra những giải pháp hiệu quả bất ngờ.

CHI TIẾT QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH

5. Hãy cân nhắc các khả năng có thể xảy ra của mỗi quyết định – có thể rất nhiều và quan trọng.

6. Cố gắng dự đoán và sẵn sàng cho sự thay đổi trong mọi tình huống.

Để đưa ra được một quyết định, cần phải có một quá trình tư duy có phương pháp. Bước đầu tiên là xác định cụ thể vấn đề cần giải quyết và thứ tự ưu tiên các mục tiêu. Bước phân tích tình huống sẽ cho thấy các khả năng không thể thực hiện hoặc không khả thi, chỉ giữ lại những khả năng thực hiện được để đánh giá chi tiết. Ở giai đoạn đánh giá này, ý kiến của người khác có thể được xem xét. Những lợi ích và bất lợi của mỗi hành động phải được đánh giá kỹ lưỡng, và luôn hướng đến mục tiêu cuối cùng. Cuối cùng, phải có kế hoạch chi tiết nêu rõ cách thực thi quyết định.