Ký Ức Phiên Lãng

Thể loại: Hồi Ký – Tuỳ Bút
Tác giả : Tô Hoài
  • Lượt đọc : 336
  • Kích thước : 2.03 MB
  • Số trang : 187
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 273
  • Số lượt xem : 1.630
  • Đọc trên điện thoại :
Trong làng văn học Việt Nam rất hiếm có nhà văn nào nhận được sự yêu thương, mến mộ từ nhiều thế hệ độc giả khác nhau như nhà văn Tô Hoài. Nếu các bạn nhỏ biết đến ông như một người bạn dí dỏm, đáng yêu qua kiệt tác Dế mèn phiêu lưu ký và series truyện ngộ nghĩnh về loài vật, thì độc giả lớn tuổi biết đến ông như một cây đại thụ của làng văn với nhiều tác phẩm đã trở thành những tượng đài bất tử như Vợ chồng A Phủ, Cứu đất cứu mường, Chuyện đầm sen đền Đồng Cổ…

Tưởng nhớ một năm ngày Cụ trở về với cát bụi, Công ty Sách Phương Nam đã cho xuất bản và tái bản những tuyệt phẩm để đời của nhà văn, như một lời tri ân sâu sắc kính dâng lên Cụ.

Ký Ức Phiên Lãng ghi lại những hồi ức đẹp về con người, về những vùng đất khác nhau trong ký ức của nhà văn Tô Hoài. Ông có dịp đi qua nhiều nước, được gặp gỡ nhiều người và bằng ngòi bút chân thực của mình ông đã ghi lại những con người vừa chân chất, vừa mền khách, vừa anh dũng không chịu khuất phục trước gông xiềng nô lệ. Đó là đất nước Lào với những con người hiền hòa mến khách, là một Campuchia vừa thoát khỏi chế độ diệt chủng Pôn Pốt đang từng bước xây dựng lại đất nước, là một Ê-ti-ô-pi-a dù đang đương đầu với chiến tranh nhưng vẫn luôn hiền hòa tràn đầy hi vọng…

Với bút pháp miêu tả bậc thầy nhà văn Tô Hoài đã tái hiện lại mảng ký ức đẹp về con người và đất nước bạn. Giờ đây nó không chỉ là ký ức của riêng ông mà còn sống mãi trong lòng người đọc Việt.

***
Tô Hoài (tên khai sinh: Nguyễn Sen; 27 tháng 9 năm 1920 – 6 tháng 7 năm 2014) là một nhà văn Việt Nam. Một số tác phẩm đề tài thiếu nhi của ông được dịch ra ngoại ngữ. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật Đợt 1 (1996) cho các tác phẩm: Xóm giếng, Nhà nghèo, O chuột, Dế mèn phiêu lưu ký, Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Mười năm, Xuống làng, Vỡ tỉnh, Tào lường, Họ Giàng ở Phìn Sa, Miền Tây, Vợ chồng A Phủ, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ.

Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ trong một gia đình thợ thủ công. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam. Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.

Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,… nhưng có những lúc thất nghiệp. Khi đến với văn chương, ông nhanh chóng được người đọc chú ý, nhất là qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký. Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Trong chiến tranh Đông Dương, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc.

Từ năm 1954 trở đi, ông có điều kiện tập trung vào sáng tác. Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác. Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi.

***
HÀ NỘI – QUẢNG CHÂU, Air Việt Nam bay một tiếng ba mươi phút. Cất cánh bờ sông Hồng chân Tam Đảo, uống một lon bia thì trông thấy thành phố Quảng Châu bên sông Châu Giang với núi Bạch Vân mùa đông mù mịt. Trong các phương tiện đi lại ngày nay, con ngựa, con thuyền, tàu thủy, tàu hỏa, chiếc xe và đôi chân người thì cái tàu bay đã làm cho kẻ lữ hành nhãng mất cảm tưởng xa gần nơi đến nơi đi.
Quảng Châu tôi chưa bao giờ được tới mà đã sẵn gần gũi rồi. Dẫu cho dọc đường dưới kia có nhọc nhằn ngày đi đêm nghỉ biết mấy thì phương trời này với tôi không phải từ hồng hoang.

Khi mới biết mặt chữ, những trang vỡ lòng đã cho chúng tôi thuộc làu làu những Lĩnh Nam, những Ngũ Lĩnh, những Lĩnh Nam trích quái , những quân quan tuần thú phương nam trong sử sách mà bao nhiêu năm về sau còn cảm thấy trập trùng thiên sơn vạn thủy khi nghe bài hát Nhị Lang Sơn . Thành Phiên Ngung bây giờ là một thị trấn vệ tinh của Quảng Châu. Trên đại lộ giữa Quảng Châu hiện đại, năm 1983 mới phát hiện mộ Nam Việt Vương – mối tình bi thảm Mỵ Châu – Trọng Thủy xa gần nguồn gốc từ đây.

Công viên đồi Hoàng Hoa, mộ liệt sĩ Phạm Hồng Thái (1904 – 1924), bia khắc năm ông hy sinh, tôi khi đó mới chập chững biết đi. Trước mặt, doi đất Sa Diện bờ Châu Giang, địa phận tô giới Pháp – Anh ngày trước, khách sạn Victoria vẫn như xưa. Phạm Hồng Thái ném bom định giết Mec-lanh toàn quyền Đông Dương rồi băng ra sông Châu – chỗ ấy ngã ba kênh đào, liệt sĩ đã bỏ mình giữa nơi sông nước mênh mang này. Đến đây, hôm nay mới thấy, nhưng chúng tôi đã nghe được kỳ tích anh hùng Phạm Hồng Thái từ tuổi thanh niên. Lịch sử thế nào, con người và thời gian thì vừa ngắn ngủi vừa lâu dài.

Nơi Bác Hồ đã sáng lập và làm báo Việt Nam Thanh niên Cách mệnh Đồng chí Hội ở phố Văn Minh, một phố cũ như Hàng Đường, Hàng Giấy Hà Nội. Nhà ở và cửa hàng chen khít, một cổng ngách sâu vào nhà trong. Nghĩ về hang đá Pác Bó ở rừng Hà Quảng Cao Bằng hơn hai mươi năm sau. Thì đây đã là một hang Pác Bó giữa nơi phồn hoa, Người vì lý tưởng, sá gì ở chỗ nào, thế nào.