Lạng Sơn vùng đất của Chi Lăng - Đồng Đăng - Kỳ Lừa

Thể loại: Địa lý
Tác giả : Mã Thế Vinh
  • Lượt đọc : 195
  • Kích thước : 5.98 MB
  • Số trang : 273
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 90
  • Số lượt xem : 955
  • Đọc trên điện thoại :
Thời Hùng Vương, vùng đất này có tên gọi là Lục Hai, trải qua bao biến cố của lịch sử, tên gọi cũng đổi thay. Mãi vào năm Quang Thái thứ 10 (1397) mới có tên gọi là Lạng Sơn trấn. Thời thuộc Minh gọi là Lạng Sơn phủ, niên hiệu Quang Thuận thứ 10 (1469) đặt là Lạng Sơn thừa tuyên. Ban đỏ niên hiệu Hồng Đức 21 (1490) gọi là Lạng Sơn xứ. Niên hiệu Gia Long nguyên niên (1820) để nguyên tên trấn như trước (tức Lạng Sơn trấn). Năm Minh Mang 12 (1931) phân hạt đổi thành tinh Lạng Sơn. Năm 1802, khi Quốc sử quán triều Nguyễn dưới sự điều khiển của Học bộ Thượng thư kiêm chức Tổng tài Quốc sử quán là Cao Xuân Dục mới soạn thảo xong bộ sách Đại Nam nhất thống chỉ (1802), trong đó có quyển thứ 24 chép về tinh Lạng Sơn như sau: “Đồng Tây cách nhau 171 dặm, Nam Bắc cách nhau 86 dặm, phía Đông đến địa giới núi đất Thọ Lan, châu Tiên Yên, Quảng Yên 90 dặm, phía Tây đến địa giới núi Xa Không, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên 81 dặm, phía Nam đến địa giới đèo Bà Lãnh, huyện Hữu Lũng tỉnh Bắc Ninh 56 dặm, phía Bắc giáp giới Nam Quan thuộc châu Bằng Tường, phủ Thái Bình tỉnh Quảng Tây nước Thanh 30 dặm, phía Đông Nam đến địa giới các tỉnh Quảng Yên và Hải Dương 118 dặm, phía Tây Nam đến địa giới huyện Hữu Lũng, tỉnh Bắc Ninh 66 dặm, phía Đông Bắc đến địa giới tỉnh Quảng Yên và nước Thanh 45 dặm, phía Tây Bắc đến địa giới các tỉnh Thái Nguyên và Cao Bằng 134 dặm: từ tỉnh lỵ đi về phía Nam đến kinh đô (Hue) 1756 dam""".

Trải qua hơn 100 năm, đến nay diện tích và đơn vị hành chính của Lạng Sơn đã khác xưa. Lạng Sơn có diện tích 8.187,25km”, số dân là 704.643 người (điều tra năm 1999). Mật độ dân số 86 người/km, gồm 11 huyện, thị xã. 14 thị trấn, 225 xã phường, có đường biên giới với Trung Quốc là 253km...