Lão Tử Tinh Hoa

Thể loại: Triết Học
Tác giả : Nguyễn Duy Cần
  • Lượt đọc : 2.535
  • Kích thước : 1.03 MB
  • Số trang : 214
  • Đăng lúc : 3 năm trước
  • Số lượt tải : 963
  • Số lượt xem : 3.936
  • Đọc trên điện thoại :
  • Đọc Lão Tử Tinh Hoa trên điện thoại
Lão Tử là người huyện Khổ, nước Sở, sống trong thời Xuân Thu Chiến Quốc. Tương truyền ông là người viết bộ sách Đạo Đức Kinh, chủ yếu bàn về Đạo học và cách sống để hòa hợp với Đạo. Ở Việt Nam, có rất nhiều nhà nghiên cứu đã dịch và bình chú về cuốn Đạo Đức Kinh của Lão Tử. Nhờ những cách hiểu và khám phá mới mẻ của mỗi nhà nghiên cứu mà nội dung quyển Đạo Đức Kinh ngày càng trở nên phong phú và nhiều màu sắc.

Lão Tử Đạo Đức kinh được học giả Nguyễn Duy Cần dịch trực tiếp từ bản gốc tiếng Trung Quốc, có kèm theo phần chú giải để độc giả tiện theo dõi. Lão Tử tinh hoa là cuốn sách bàn rộng ra về những nội dung cốt lõi của Đạo Đức Kinh. Trân trọng giới thiệu đến quý độc giả cả nước.
***
Lão Tử Tinh Hoa gồm ba phần mà phần chủ yếu, tức phần thứ hai, tôi đã có dịp chép lại từ blogspot Chu Văn An http://chuvanan1972.blogspot.com (xem post #20, trang http://www.e-thuvien.com/forums/showthread.php?t=26460&page=2). Vì lúc chép lại tôi không có “sách giấy” nên đã chép không theo đúng thứ tự các tiết. Trong một dịp về quê tôi tìm lại tác phẩm này (tôi mua từ năm 1994) nên nay tôi cũng bắt đầu chép lại từ phần thứ hai. Ngoài việc sắp xếp lại theo đúng thứ tự trong sách, tôi còn sửa một vài lỗi chính tả, lược bỏ những đoạn mà trong sách không có; chép thêm các những chỗ thiếu (bản đó không chép chữ Hán, chữ Pháp, một số các chú thích).

Nhờ trước đây tôi đã chép cuốn Lão tử – Đạo Đức kinh của cụ Nguyễn Hiến Lê (Nxb Văn hoá, năm 2006) nên việc chép chữ Hán trong cuốn Lão tử tinh hoa này không tốn công nhiều, gần như chỉ cần chép lại các đoạn tương ứng trong bản của cụ Nguyễn Hiến Lê rồi sửa lại cho phù hợp với bản của cụ Nguyễn Duy Cần vì hai bản có nhiều chỗ khác nhau như hai ví dụ sau:

Trong tiết D: Chính trị, phần II: Tổng quan, cụ Nguyễn Duy Cần có trích dẫn câu: “Dân chi khinh tử, dĩ kỳ cầu sinh chi hậu…” (民之輕死, 以其求生之厚…), và dịch là: “dân mà coi thường cái chết, là vì quá trọng cầu cái sống”). Còn bản của cụ Nguyễn Hiến Lê thì chép là: “Dân chi khinh tử, dĩ kì thượng cầu sinh chi hậu…” (民之輕死, 以其上求生之厚…), và dịch là: “Dân sở dĩ coi thường cái chết là vì nhà cần quyền tự phụng dưỡng quá hậu…”. Vì bản của cụ Nguyễn Hiến Lê có chữ “thượng”上, còn bản của cụ Nguyễn Duy Cần thì không, nên ý nghĩa câu đó khác nhau như vậy. Điều này cụ Nguyễn Hiến Lê có nêu ra trong cuốn Lão tử – Đạo Đức kinh (xem phần dịch Đạo Đức kinh, chương75).
Một câu trích dẫn khác, cũng trong trong tiết C: “Dân đa lợi khí, quốc gia tư hôn” (民多利器, 國家滋昏): “Nhân dân nhiều lợi khí, thì nước nhà càng tối tăm”. Tương ứng với chữ “dân” 民 trong câu đó, bản của cụ Nguyễn Hiến Lê chép là “triều” 朝: “Triều đa lợi khí, quốc gia tư hôn” (朝多利器, 國家滋昏): “Triều đình càng nhiều “lợi khí” (tức quyền mưu) thì quốc gia càng hỗn loạn” (Chương 57).
Hai ví dụ trên có một điểm chung là: theo bản của cụ Nguyễn Duy Cần thì người có lỗi đều là dân, còn theo bản của cụ Nguyễn Hiến Lê thì người có lỗi đều là nhà cầm quyền.

Trong cuốn Đạo Đức kinh dễ hiểu, Phan Ngọc cho biết: “Trong việc dịch này tôi cảm ơn các bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Hiến Lê, Thu Giang, Giáp Văn Cường mà tôi đều tham khảo với tinh thần “Hư tâm cầu học”. Đó đều là những bản dịch tốt, biểu hiện một trình độ Hán học sâu và một công phu khảo cứu hết sức nghiêm túc. So với nhiều bản dịch tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga thì nó dễ hiểu hơn. Tôi chỉ giới thiệu cách dịch dễ hiểu cho nên gọi nó là Đạo Đức Kinh dễ hiểu, còn Đạo Đức Kinh chính nghĩa là chuyện của các thế hệ sau”. Hai câu tương ứng với hai ví dụ nêu trên, Phan Ngọc phiên âm và dịch nghĩa như sau:

“Dân chi khinh tử, dĩ kỳ thượng cầu sinh chi hậu…”: Dân mà coi thường cái chết là vì người trên lo cái sống của họ quá nặng…
“Dân đa lợi khí, quốc gia tư hôn”: Khi dân có nhiều mánh khóe mưu lợi (/lợi khí/) thì nước nhà sẽ tối tăm.
Như vậy, câu trước, bản của Phan Ngọc có chữ “thượng” giống như bản của cụ Nguyễn Hiến Lê; còn câu sau dùng chữ “dân” giống như bản của cụ Nguyễn Duy Cần[1].

Sách dày khoảng 250 trang (không kể phần sách tham khảo và mục lục mà tôi không chép lại) mà phần thứ hai gồm khoảng 170 trang, tức khoảng 70% tác phẩm, nên phần tôi đánh máy không đáng kể so với phần tôi chép lại từ blogspot Chu Văn An. Xin chân thành cảm ơn người đã đăng phần hai tác phẩm Lão Tử Tinh Hoa và xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn.

Goldfish

ĐẠI CƯƠNG TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC
LÃO TỬ TINH HOA

Kính tặng hương hồn thân phụ để nhớ lại những đêm dài mà Cha đã giảng cho con nghe về lẽ Đạo.
Con
N.D.C

(…) “Ông chỉ viết có một quyển rất vắn tắt: ĐẠO ĐỨC KINH. Vài dòng chữ hợp thành quyển sách ấy chứa đựng tất cả sự khôn ngoan trên quả đất này”.

(Il n’écrivit qu’un livre très bref: le livre de la voie et de la vertu. Les quelques lignes qui le composent contiennent toute la sagress de cette terre)
RENE BERTRAND
(sagesse Perdu) p.306

“Lão Tử đâu phải chỉ sống cho nước Trung Hoa và thời đại của ông mà thôi; ông là một trong những bậc Thầy thuần tuý và sâu sắc của nhân loại.
(Lao Tsé n’est pas vécu seulement pour la Chine et pour son époque; il est un des maîtres les plus purs et les plus profonds de l’Humanité)
E.V. ZENKER
(Hist. de la Philos. Chinoise) p.108

Tri giả bất ngôn 知者不言
Ngôn giả bất tri 言者不知
Biết, thì không nói;
Nói, là không biết.

道德經 ĐẠO ĐỨC KINH