Lễ Ký - Kinh Điển Về Việc Lễ

Tác giả : Nhữ Nguyên
  • Lượt đọc : 721
  • Kích thước : 6.00 MB
  • Số trang : 350
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 453
  • Số lượt xem : 2.843
  • Đọc trên điện thoại :
Sự ra đời của bộ sách Lễ ký, trước tiên có lẽ từ thời xa xưa người đời nghe nhiều, đọc nhiều về Kinh văn và thấy nhiều về lễ nghi trong đời sống xã hội, mà lòng mình hiểu ra được cái ý nghĩa của Lễ, nên đã bộc lộ tình cảm đối với cuộc sống ở đời, tiện tay ghi chép lại những ý kiến nhận xét của ở Kinh văn. Về sau tự nhiên hình thành một phụ kinh, rồi diễn biến thành những bài văn có ý nghĩa lý luận đối với Lễ của người đời.

Lễ ký, còn gọi là “Tiểu đời ký” hoặc “Tiểu đới Lễ ký”. Một tuyển tập Kinh điển của Nho gia thời Tiên Tần Lưỡng Hán. Trong đó gồm có: “Khúc lễ”, “Đàn Cung”, “Vương Chế”, "Nguyệt lệnh”, “Lễ vận”, “Học ký”, “Nhạc ký”, “Trung Dung”, “Đại học" v.v... gồm 49 thiên. Do các đời đệ tử của Khổng Tử ghi chép lại, có cả luận bàn về lễ của sách xưa. Bộ sách mang tính chất nghiên cứu tình hình xã hội và học thuyết Nho gia thời cổ đại Trung Hoa. Các học giả còn thông qua Lễ ký biên soạn thành tư liệu tham khảo cho việc dạy học, như: “Lễ ký chứ” của Trịnh Huyền đời Đông Hận; “Lễ ký chánh nghĩa" của Đường Khổng Vĩnh Đạt đời Đường; “Lễ Ký huấn soạn” của Chu Bân đời Thanh; “Lễ kỷ tập giải của Tôn Hi Đán... Trong Lễ ký có “Lễ Vận* là một thiên lý luận về lễ.

Ra đời từ thời hậu kỳ Xuân thu Chiến quốc đến sơ kỳ đời Tần. Ghi lại những lời vấn đáp của các học giả Nho gia, về cái đạo lý ở đời Ngũ để tam vương là “tương biến dịch âm vương xoay chuyển”, trong đó đối với lý tưởng của Nho gia được miêu tả một cách điển hình là lấy thiên hạ làm mỏi nhà chung của một xã hội đại đồng, trị vì “Tiểu Khang” (tầng lớp trung lưu trong xã hội) ở giai đoạn thấp, trước khi bước vào thế giới "Đại Đồng”. Tư tưởng “Đại Đồng này, đối với các nhà tư tưởng đời sau như: lãnh tụ nông dân Hồng Tư Toàn, Tôn Trung Sơn... đều chịu sự ảnh hưởng rất sâu sắc.

"Nhạc Kỷ" một thiên lý luận về âm nhạc trong Lễ ký. Nhạc ký nói lên quan điểm của Nho gia học phải một cách tương đối khái quát hệ thống và hoàn chỉnh về nghệ thuật triết học, và tư tưởng mỹ học trong âm nhạc của thời Xuân thu Chiến quốc. Quan điểm ấy thể hiện: “Cố trị thế chi âm an, dĩ nhạc kỳ chánh hòa; loạn thế chi âm oán, dĩ nộ kỳ chánh quai; vong quốc chi âm ai, dĩ tư kỳ dân khốn”. Cho rằng âm nhạc và chính trị có mối tương quan mật thiết. Âm nhạc “khả dĩ thiện dân tâm, kỳ cảm nhân thâm, kỳ di phong dịch tạc”. Điều này khẳng định âm nhạc có tác dụng to lớn đối với xã hội.