Liêu Trai Chí Dị (trọn bộ)

Tác giả : Bồ Tùng Linh
  • Lượt đọc : 20
  • Kích thước : 28.15 MB
  • Số trang : 1254
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 320
  • Số lượt xem : 1.683
  • Đọc trên điện thoại :
Bộ 431 truyện
LIÊU TRAI CHÍ DỊ bộ đoản thiên tiểu thuyết nổi tiếng nhất trong văn học đời Thanh, là tác phẩm của Bồ Tùng Linh (1640-1715), tự Lưu Tiên, hiệu Liễu Tuyền, người huyện Tri Xuyên (nay là Tri Bác, thuộc tỉnh Sơn Đông), Trung Quốc. Sách gồm có 16 quyển, cộng 431 truyện mà đa số là chuyện thần tiên, ma quỷ, yêu hồ, một phần do truyện cũ còn lưu truyền, một phần là sản phẩm của trí tưởng tượng ly kỳ của tác giả.
Ở nước ta, Liêu Trai Chí Dị đã được phổ biến rất sớm dưới dạng truyền khẩu. Hồi cuối thế kỷ XIX, hai nhà bác học Pétrus Trương Vĩnh Ký và Paulus Huỳnh Tịnh Của, trong chương trình phổ biến chữ quốc ngữ, đã đem các truyện cổ, truyện khôi hài lưu hành trong dân gian chép lại thành sách. Ông Pétrus Ký có bộ “Truyện Đời Xưa”, ông Paulus Của có bộ “Chuyện Giải Buồn", cuốn đầu in năm 1880, cuốn sau in năm 1885. Phần lớn các truyện in trong bộ “Chuyện Giải Buồn” thực tế là truyện có nguồn gốc từ Liêu Trai Chí Dị. Đó không phải là những bản dịch đúng nghĩa, mà thực ra chỉ là những truyện tác giả đã được nghe biết nay đem thuật lại xen với một số truyện cổ nước Nam. Thành ra cũng gần giống như những truyện phỏng dịch thôi, nhưng điều đó có nghĩa là những truyện Liêu Trai từ lâu đã trở nên rất phổ biến đối với công chúng nước ta.
Đến đầu thế kỷ XX, báo chí phát triển, một số truyện Liêu Trai được dịch in trên báo, rồi sau tập hợp lại xuất bản thành sách do nhà Joseph Viết phát hành. Những bộ sách này hiện nay hầu như không còn ai biết tới. Từ cuối thập niên 1930 đến đầu thập niên 1940 mới xuất hiện hai nhà dịch giả Liêu Trai xuất sắc là Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu và Quán Chi Đào Trinh Nhất. Sách của Tản Đà được nhà xuất bản Tân Dân in năm 1938. Những truyện dịch của Đào Trinh Nhất được dăng báo rải rác, sau nhà Bốn Phương gom lại in thành sách hồi năm 1942.