Lược Sử Đời Tôi

Tác giả : Stephen Hawking
  • Lượt đọc : 381
  • Kích thước : 4.35 MB
  • Số trang : 142
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 381
  • Số lượt xem : 1.794
  • Đọc trên điện thoại :
Stephen Hawking đã khiến độc giả trên khắp thế giới phải sửng sốt bởi loạt sách rất được yêu thích về chủ đề khám phá những bí ẩn của vũ trụ. Giờ đây, có lẽ là lần đầu tiên nhà vũ trụ học thông thái nhất trong thời đại của chúng ta đang nhìn lại cuộc đời mình cũng như quá trình tiến bộ về tư duy khoa học của bản thân.

Tác phẩm Lược Sử Đời Tôi thuật lại chặng đường gần như không tưởng của Stephen Hawking, từ thời niên thiếu ở London sau chiến tranh cho đến giai đoạn ông trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới và được ca ngợi. Với một lượng lớn hình ảnh chưa được công bố cùng lời chú thích ngắn gọn, hóm hỉnh và chân thật, Lược Sử Đời Tôi đã đưa độc giả đến với một Stephen Hawking được nói đến rất ít trong những cuốn sách trước đây: một cậu học sinh luôn tọc mạch được các bạn cùng lớp đặt cho biệt danh Einstein; một tay cá cược khi đã từng đánh cược với một đồng nghiệp về sự tồn tại của một lỗ đen đặc biệt, và một người cha, người chồng trẻ đang đấu tranh để có được một vị trí trong giới vật lý và vũ trụ học.

Với sự khiêm tốn và hóm hỉnh chỉ có ở riêng Hawking, ông đã cho độc giả thấy được những thách thức mà ông phải đối mặt sau khi bị chẩn đoán đoán nhiễm chứng bệnh ALS ở tuổi hai mươi mốt. Miêu tả về sự tiến bộ của bản thân như một nhà tư tưởng, ông giải thích làm thế nào mà cuộc sống rất có thể phải sớm kết thúc của ông lại thôi thúc ông tiến lên để đạt được những bước đột phá về trí tuệ, đồng thời cũng nói về nguồn gốc kiệt tác Lược sử thời gian – một trong những cuốn sách tiêu biểu của thế kỷ 20.

Tinh tường, sâu sắc và khéo léo, Lược Sử Đời Tôi mở ra cánh cửa cho chúng ta tiến vào vũ trụ của chính Hawking.

***

Nếu tôi không có quyết tâm đủ, bây giờ tôi sẽ không ở đây.
Stephen Hawking Stephen Hawking đã trở thành biểu tượng bất tử của một thiên tài khuyết tật, như mọi người đều biết, tên tuổi vang danh từ Đông sang Tây, chỉ sau Albert Einstein. Cuộc đời ông đầy trắc trở và bi kịch. Ông lấy nguồn cảm hứng từ trên trời, định mệnh lại luôn luôn muốn kéo ông xuống đất, nhưng ông không chịu đầu hàng. Ông ngước nhìn trăng sao, thiên hà, vũ trụ, “lỗ đen” , “lỗ sâu đục” , “du hành thời gian” , những định luật nền tảng của vũ trụ, nhưng vất vả, vấp ngã rồi lại đứng lên trong thân phận của một kẻ bị định mệnh “xử” bất lực cơ thể mình do chứng bệnh ALS nghiệt ngã gây ra. Chưa đủ, ông lại mất đi vĩnh viễn tiếng nói sau một ca phẫu thuật cứu cấp khi đi dự Hội nghị tại CERN năm 1985. Từ đó ông chỉ còn giao tiếp được qua chiếc máy tính điện tử với những chương trình phần mềm đặc biệt dành cho ông. Với tình trạng vô cùng chật vật ấy, vậy mà ông đã viết bảy cuốn sách nổi tiếng cho thế giới.
Nhưng ông cũng có những “thiên thần” hộ mạng. Jane Wilde là người vợ đầu tiên của ông, Elaine Mason là người vợ thứ hai. Mỗi người đã cứu giúp ông một cách. Jane Wilde, yêu và cưới Stephen Hawking dù biết chồng tương lai mình bị căn bệnh hiểm nghèo ALS, đã giúp đẩy lùi nỗi tuyệt vọng ở tuổi xuân 21. Cô đã đem lại ý nghĩa sống cho ông, làm sống lên khát vọng khám phá khoa học như ý nghĩa của cuộc đời. Cô cũng quyết định không chịu rút ống thở ra cho Hawking, ngược lại lời khuyên từ sự tuyệt vọng của các bác sĩ, cô tìm cách cứu ông, “còn nước còn tát”. Cô cho ông ba đứa con kháu khỉnh và thành đạt. Còn Elaine Mason cũng đã cứu ông ba lần với tư cách một y tá điều dưỡng. Mỗi người như muốn kê vai gánh bớt gánh nặng của ông. Năm nay ông đã 72 tuổi, nửa thế kỷ vượt qua chẩn đoán hai năm sống sót của bác sĩ dành cho ông. Một điều kỳ diệu. Và lại nổi tiếng khắp thế giới. Lại kỳ diệu hơn.
Tình yêu của ông mạnh mẽ đối với vũ trụ, nhưng cũng không thiếu phần sôi nổi với người yêu. Tinh thần ông dường như đã kéo lê cơ thể ông, buộc phải sống tiếp trong mọi tình huống để phụng sự cho khoa học. Đó là mệnh lệnh. Ông phải sống cho khoa học. Giống như nhà thơ Friedrich Schiller, đáng lẽ đã chết mười năm trước, như bác sĩ chẩn đoán, nhưng vẫn còn sống tiếp vì những ý tưởng văn chương của ông chưa viết hết.
Stephen càng bị tước mất khả năng vật lý, thì các ý tưởng của ông lại càng phát triển thêm, tên tuổi ông càng nổi bật, quyết không chịu thua định mệnh.
Hawking thường tự hào là người sinh đúng 300 năm sau ngày mất của Galilei (8 tháng 1,1642 của Galilei, và 8 tháng 1, 1942 của Hawking). Một sự tình cờ đặc biệt? Cũng như sự tình cờ Newton sinh đúng vào năm Galilei mất? Hawking cảm nhận có điểm chung giữa hai người đã phải chịu những nghịch cảnh nhưng luôn sôi sục sức sống, muốn cống hiến cho khoa học, và cho nhân loại. Nếu Galileo Galilei là nhà khoa học lớn nhất và đầu tiên của đại chúng trong lịch sử vào thế kỷ 17 – không phải Isaac Newton – thì Stephen Hawking là nhà khoa học lớn nhất của đại chúng thế kỷ 20, chỉ sau Albert Einstein. Tác phẩm Lược sử thời gian của ông bán trên 10 triệu bản, được dịch ra trên 40 thứ tiếng trong đó có tiếng Việt, một kỷ lục chưa từng có trong lịch sử khoa học.
Hawking là người có vinh dự lớn thừa kế vị trí của Newton và Dirac trên chiếc ghế giáo sư toán Lucas được thành lập năm 1663-64. Ông cũng là thành viên của Hàn lâm viện Anh, Royal Society, một trong những tổ chức học thuật lâu đời nhất (1660) , và thành viên của Hàn lâm viện khoa học Hoa Kỳ, một tổ chức rất danh giá và uy tín.
“Chúng ta hằng lo cuộc sống hàng ngày nhưng không hiểu hầu như chuyện gì của vũ trụ. [… ] Trong xã hội chúng ta, các bậc cha mẹ và thầy cô vẫn thường có thói quen trả lời những câu hỏi [về vũ trụ] với sự nhún vai, hay với sự viện dẫn các giáo huấn tôn giáo được nhắc lại mơ hồ. [… ] Đây là một quyển sách về Chúa… hay có lẽ về cả sự vắng mặt của Chúa. [… ] Hawking lao vào cuộc tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi nổi tiếng của Einstein rằng Chúa có sự chọn lựa nào hay không khi tạo ra vũ trụ.” Đó là những lời của nhà thiên văn học Mỹ Carl Sagan viết trong lời tựa cho quyển Lược sử thời gian. Tuy ông đi tìm ý Chúa, muốn hiểu bản đồ vũ trụ của Ngài, nhưng một trong những kết luận nổi tiếng của ông cuối cùng là, với kỹ thuật thời gian ảo, vũ trụ không có điểm khởi đầu cũng như kết thúc, và không có gì để cho Đấng Sáng thế làm cả. Trong một chương trình truyền hình, ông nói: “Chúng ta là những sinh linh tầm thường trên một hành tinh thứ yếu của một vì sao trung bình trong các vùng ngoại ô của một trong ngàn triệu thiên hà. Cho nên rất khó để tin vào một Chúa chăm lo chúng ta, hay ghi nhận sự tồn tại của chúng ta.”
Cũng giống như Einstein, Hawking có sự thôi thúc phải đi tìm những định luật vĩnh cửu của thế giới trên trời. “Tôi có thể thấy các vì sao đã thu hút nó thế nào” , mẹ ông thuật lại. Ông nhớ lại những ấn tượng đẹp, đó là vào những lúc ông đi về nhà khuya từ London, đèn đường đã tắt vào nửa đêm để tiết kiệm điện, “Tôi nhìn bầu trời đêm chưa bao giờ như trước đó, với dải Ngân Hà nằm vắt ngang.”

Đi tìm một lý thuyết cắt nghĩa được mọi thứ sẽ giúp chúng ta “hiểu thêm ý Chúa”.
Cái nghiệt ngã của bệnh tình và quyết tâm chống trả số phận để vươn lên từ vực thẳm của tuyệt vọng với những khuyết tật kinh khủng như vậy, cùng việc kết hợp thuyết tương đối rộng và cơ học lượng tử để sáng tạo ra công thức bức xạ cho lỗ đen, cho biết độ bức xạ thoát ra lỗ đen, nghĩa là lỗ đen không còn là đen tuyền như người ta nghĩ nữa, một trong những công trình tuyệt vời, cùng với tài diễn tả và trình bày độc đáo trong sách đại chúng như trong Lược sử thời gian và những cuốn sách khoa học khác khiến cho Hawking xứng đáng là thần tượng của mọi người. Ở Pháp và nhiều nơi trên thế giới vừa chiếu cuốn phim về ông, The Theory of Everything (Lý thuyết của mọi thứ) , tên một quyển sách của ông, nhưng câu chuyện dựa trên quyển tự truyện của người vợ đầu Jane Hawking có tên Travelling to infinity: My life with Stephen, (Du hành về miền vô cực: Đời tôi với Stephen) rất cảm động làm bao người mủi lòng.