Món Nợ Truyền Kiếp

Tác giả : Ed Mc Bain
  • Lượt đọc : 157
  • Kích thước : 0.97 MB
  • Số trang : 394
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 45
  • Số lượt xem : 601
  • Đọc trên điện thoại :
Evan Hunter lúc chưa lấy tên Ed Mc Bain, đã viết nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn dưới nhiều tên khác nhau, được một nhà xuất bản đề nghị viết một loạt truyện về vụ án. Ông chọn nhân vật chính trong loạt truyện đó là cả một đơn vị cảnh sát. Ông nói:

“Tôi muốn nói về những người khám phá ra án mạng trong thực tế. Tôi cố gắng thể hiện công việc hàng ngày của những nhân viên cảnh sát ở một thành phố lớn, muốn xây dựng một lớp người hình dạng và tính cách khác nhau nhưng tập hợp lại cùng tạo ra một người anh hùng: đội Cảnh sát Quận 87. Việc đó chưa từng được làm và quan niệm này cho phép tôi đưa những nhân vật mới vào tập thể đã có. Toàn đội là người anh hùng trong truyện và không người nào trong đội buộc phải có hoặc không thể thay thế được. Trong đời sống thực tế, một cảnh sát có thể bị giết hay bị thương.”

Trong các thanh tra cảnh sát ở Quận 87 Steve Carella được nói đến nhiều nhất, cả về tiểu sử. Gốc Ý, sinh ở Jsola, anh tham gia mặt trận Ý trong thế chiến thứ hai và vào ngành Cảnh sát 21 tuổi.

Steve Carella là một cảnh sát liêm khiết, nhân hậu, có trách nhiệm cao trong công việc. Anh cũng là còn người bình tĩnh, không tha thứ đầu óc phân biệt chủng tộc, không thờ ơ với cái chết và có khả năng thông cảm với tất cả những ai anh phải tiếp xúc vì nghề nghiệp. Trực giác nhạy cảm, minh mẫn, ngoan cường, anh có khả năng cảm thụ rất cao: điều này được Mc Bain nói lên một cách hình ảnh bằng gán cho anh một người vợ câm điếc: Teddy.

Gia đình sống hạnh phúc - họ có hai con sinh đôi - Carella không ngừng suy nghĩ về cuộc đời mỗi khi có dịp nghề nghiệp đưa lại. Chính tiềm năng nhân đạo, cái nhìn nhiệt tình đối với mọi người và cuộc sống làm anh trở thành hấp dẫn, được trìu mến.

Xung quanh Carella, Quận 87 như là cả một gia đình: cảnh sát trưởng Peter Byrnes lãnh đạo đơn vị, như một người cha; Meyer Meyer là anh cả có đức tính kiên nhẫn nổi bật. Là người Do thái nhưng không cố chấp về giáo lý, anh đặt ra nhiều vấn đề về tính cách Do Thái và vị trí của người Do Thái hiện đại. Bert Kling là em út, rất gắn bó với Carella, trải qua hai cuộc thực tập khó khăn trong quá trình trưởng thành: nghiệp vụ cảnh sát nhiều khi rất nguy hiểm và lĩnh vực tình cảm riêng tư.

Và những người khác: Cotton Hawes tóc hung, con của một mục sư, rất nhiều quan hệ với phái nữ; Arthur Brown, người da đen duy nhất trong đội; Hal Willis người nhỏ bé nhưng không kém nổi danh; Rogeru Havilland, anh cảnh sát hung bạo và thoái hóa; Grossman, người phụ trách phòng xét nghiệm.

Tất cả đều có vai trò; quan trọng trong bối cảnh xuất hiện, len lỏi khắp nơi và có vẻ trở về hậu trường Quận 87.

Còn một lớp người khác không là thành phần của Quận 87 nhưng đóng vai trò những kẻ điên khùng, lúc này lúc khác làm cho các thanh tra cảnh sát “điên người”: Những hung thủ, những kẻ vô lại gian ngoan luôn xuất hiện từ hư không, chơi trò trốn tìm với cảnh sát.

Ed Mc Bain diễn tả những vụ việc trong một thành phố tưởng tượng, thành phố lớn Isola với những khu vực xen kẽ rất khác nhau: có những khu dinh cơ tầng lớp trên, những khu trung lưu, những khu Do Thái và những căn nhà lụp xụp, rác bẩn. Thành phố tập trung mọi tầng lớp xã hội và tiếp nhận dân cư của mọi bộ tộc thiểu số.

Việc điều tra những vụ án tiến hành trực diện hoặc theo bước nhảy trong cùng một việc như diễn biến ở một đơn vị mà cảnh sát viên phải giải quyết nhiều vụ cùng một lúc. Như vậy, sự việc này có thể đối chiếu với sự việc khác, phối hợp giữa chúng với nhau, gây ra những bất ngờ, nhận rõ được nhiều mặt của sự việc. Tác giả biết thay đổi kết cấu, nhiều khi dựa vào tính chất xảo quyệt của tội phạm, thay đổi phương pháp kể, phân tích diễn biến tâm lý phá án, phong cách xã hội trong suốt ba mươi năm tại của Quận Cảnh sát 87 sử dụng lối ghi chép việc để dõi theo số phận các nhân vật.