Một Giọt Nắng Nhạt

Tác giả : Nguyễn Khải
  • Lượt đọc : 192
  • Kích thước : 2.23 MB
  • Số trang : 117
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 73
  • Số lượt xem : 773
  • Đọc trên điện thoại :
Trong nhiều sáng tác Nguyễn Khải ta đã bắt gặp nhân vật xưng tôi. Một nhân vật tôi nửa là nhân vật hư cấu, nửa là chính nhà văn, tức là có một sự mơ hồ, lẫn lộn một cách chủ ý. Lối viết này thực ra không hoàn toàn mới trong lịch sử phát triển của văn học trong nước cũng như trên thế giới. Cái đặc sắc của Nguyễn Khải ở chỗ cái tình rất thực, tự bạch cũng là tự kiểm, tự đánh giá qua tự truyện. Kể cả tự giễu- một khuynh hướng đánh giá có màn sắc triết lý mà cũng rất trần đời. Một giọt nắng nhạt kể về quãng tuổi thơ đầu đời_"cái tuổi 15". Có nhiều nét giống Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, lại có cả những khía cạnh như Cỏ dại của Tô Hoài, nhưng có cái vẻ "dữ dội" hơn ở khía cạnh tâm lý. Cái khổ của vật chất cộng cái khổ tinh thần trĩu xuống tâm hồn thơ dại nhưng cũng đủ hiểu biết, thức tỉnh.
***
Nguyễn Khải (3/12/1930 - 15/1/2008)

Nhà văn được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.

- Nguyễn Khải tên thật là Nguyễn Mạnh Khải, sinh năm 1930 tại Hà Nội. Quê nội ở thành phố Nam Định nhưng tuổi nhỏ sống ở nhiều nơi. Đang học trung học thì gặp Cách mạng tháng Tám.
- Trong Kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Khải gia nhập tự vệ chiến đấu ở thị xã Hưng Yên, sau đó vào bộ đội, làm y tá rồi làm báo. Bắt đầu viết văn từ những năm 1950, được chú ý từ tiểu thuyết Xung đột (phần I năm 1959, phần II năm 1962).
- Sau năm 1975, ông chuyển vào sinh sống tại tp. Hồ Chí Minh.
- Năm 1988, ông rời quân đội với quân hàm đại tá để về làm việc tại Hội Nhà văn Việt Nam. Nguyễn Khải từng là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa 2, 3 và là Phó tổng thư ký khóa 3. Ông là Đại biểu Quốc hội khóa VII.
- Các sáng tác của ông khá phong phú: về nông thôn trong quá trình xây dựng cuộc sống mới, về bộ đội trong những năm chiến tranh chống Mỹ, về những vấn đề xã hội–chính trị có tính thời sự và đời sống tư tưởng, tinh thần của con người hiện nay trước những biến động phức tạp của đời sống.
Sáng tác của Nguyễn Khải thể hiện sự nhạy bén và cách khám phá riêng của nhà văn với các vấn đề xã hội, năng lực phân tích tâm lý sắc sảo, sức mạnh của lý trí tỉnh táo.
- Năm 1982, ông nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm.
- Năm 2000, nhà văn được phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II về Văn học nghệ thuật.
- Ông mất năm 2008 tại thành phố Hồ Chí Minh do bệnh tim.


Tác phẩm đã xuất bản

Ông sáng tác nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, ký sự, kịch. Trong đó, Nguyễn Khải để dấu ấn qua nhiều tác phẩm như:


Xây dựng (truyện vừa, 1952)
Xung đột (ghi chép nhiều tập, truyện, 1959-1962)
Câu chuyện giữa một người đọc và một người chép (Nghiên cứu lý luận, 1959)
Mùa lạc (tập truyện ngắn, 1960)
Một chủ đề chung quán xuyến tất cả sáng tác của tôi: Làm thế nào cho con người sống được hạnh phúc hơn. (trả lời phỏng vấn, báo Văn học, 1962)
Sức mạnh của ngòi bút là được chiến đấu cho lẽ phải, cho chân lý (trao đổi, báo Văn học, 1962)
Hãy đi xa hơn nữa (tập truyện vừa, NXB Văn học, 1963)
Đường vào nghệ thuật (NXB Thanh niên, 1963)

Gia đình lớn (Truyện vừa, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, 1964)
Người trở về
(Tập truyện vừa, NXB Văn học, 1964)
Sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật thật cao đẹp xứng đáng với nhân dân anh hùng (Báo nhân dân, 1968)

Người 40 tuổi (Tự sự lúc bước sang một năm mới, Tạp chí Văn nghệ quân đội, 1970)
Ra đảo (tiểu thuyết, NXB Quân đội nhân dân, 1970)
Đường trong mây (tiểu thuyết, NXB Văn học, 1970)

Hãy đi xa hơn nữa (tập truyện vừa, NXB Văn học, 1971)
Chủ tịch huyện (truyện, NXB Văn học 1972)
Chiến sĩ (tiểu thuyết, NXB Quân đội nhân dân, 1973)

Đối mặt (kịch, Tạp chí Tác phẩm mới, 1974)
Tháng ba ở Tây Nguyên (ký sự, NXB Quân đội nhân dân, 1976)

Cách mạng (kịch 4 màn, NXB Quân đội nhân dân, 1978)
Cha và Con và... (tiểu thuyết, NXB Tác phẩm mới, 1979)
Hành trình đến tự do (Kịch, NXB Văn nghệ, 1980)

Khoảnh khắc đang sống. (Kịch bản điện ảnh, Báo Văn nghệ, 1980)
Bạn bè trên cao nguyên (truyện, Tạp chí Văn nghệ quân đội, 1981)
Gặp gỡ cuối năm (tiểu thuyết, NXB Tác phẩm mới, 1982)

Khoảnh khắc đang sống (kịch bản phim, truyện ngắn, NXB Văn nghệ, 1982)
Văn xuôi một chặng đường 1963-1983. Báo cáo bổ sung trình bày trong Đại hội lần thứ III Hội Nhà văn Việt Nam (Tạp chí Văn nghệ Quân đội, 1984)
Thời gian của người
(tiểu thuyết, NXB Tác phẩm mới, 1982)
Điều tra về một cái chết (tiểu thuyết, NXB Tác phẩm mới, 1986)

Cái thời lãng mạn (truyện vừa, Báo Văn nghệ, 1987)
Vòng sóng đến vô cùng (truyện, NXB Trẻ, 1987)
Nghề văn, nhà văn và Hội nhà văn (ý kiến, Báo Văn nghệ, 1988)

Một giọt nắng nhạt (sách măng non, NXB Trẻ, 1988)
Những suy nghĩ về đổi mới văn nghệ (Báo Văn nghệ, 1989)

Đến một nơi rất xa để được hiểu lại mình (Tạp chí Tác phẩm văn học, 1989)
Một cõi nhân gian bé tý(tiểu thuyết, NXB Văn nghệ, 1989)
Một người Hà Nội (tập truyện, NXB Hà Nội, 1990)

Danh nhân của làng (truyện ngắn, 1991)
Cặp vợ chồng ở chân động Từ Thức (truyện ngắn, báo Văn nghệ, 1991)
Chuyện tình của mỗi người (truyện ngắn, Tạp chí Văn nghệ quân đội, 1992)

Nghề văn cũng lắm công phu (Báo Văn nghệ, 1992-1993)
Sư già chùa Thắm và ông đại tá về hưu (tập truyện, NXB Hội nhà văn, 1993)

Một thời gió bụi (tập truyện ngắn, NXB Lao động, 1993)
Tôi nhiệt liệt ủng hộ các cây bút trẻ có tài. Thư ngỏ gửi nhà văn (báo Văn nghệ trẻ, 1995)
Nhìn lại những trang viết của mình. Tham luận tại Hội thảo Việt Nam nửa thế kỷ văn học (1995)
Hà Nội trong mắt tôi (tập truyện ngắn, NXB Hà Nội, 1995)

Nguyễn Khải với nghề văn (Báo Văn nghệ trẻ, 1996)
Bắt đầu từ một câu nói (9-1996)

Cuộc tìm kiếm mãi mãi (3-1996)
Tâm sự văn chương của nhà văn Nguyễn Khải (Báo Văn nghệ trẻ, 1997)

Truyện ngắn và tạp văn (NXB Trẻ, 1997)

Chị Xuân, chị Đào (Bút ký, Phụ san Văn nghệ Quân đội, 1998)
Người Ngu (Báo Văn nghệ trẻ, Xuân Mậu Dần, 1998)

Những tháng năm yên tĩnh (Bút ký, Báo Văn nghệ, Tết Mậu Dần, 1998)
Ước gì tôi được trẻ lại, Chuyện cà kề, Một lá phiếu và một lá phiếu (Lão Bộc) (Phụ san Văn nghệ Quân đội, 1998)
Hạnh phúc đến muộn (Kịch nói, Tạp chí Tác phẩm mới, 1998)

Một bài tiểu luận làm tôi thay đổi cả quan niệm về tiểu thuyết (trả lời phỏng vấn, Báo Tuổi trẻ chủ nhật, 1998)
Chút phấn của đời. (kịch nói 2 màn, Tạp chí Văn nghệ quân đội, 1999)

Hãy biết cách cống hiến bạn đọc cái phần mạnh nhất của mình. Bài phát biểu tại lễ trao giải thưởng văn học 1998 của Hội nhà văn
Một cuộc bàn giao chậm lại đúng nửa thế kỷ (Báo Văn nghệ Tết Kỷ Mão, 1999)
Đến một nơi rất xa để được hiểu lại mình. (bút ký, Báo Văn nghệ, 1999)

Đọc "Tiểu thuyết thứ bảy" (Báo Văn nghệ, 1999)
Chế Lan Viên - một nghệ sĩ, một chiến sĩ (Báo Văn hóa thể thao, 1999)

Tìm đất sống (bút ký, Báo Văn nghệ, 1999)
Truyện nghề (NXB Hội Nhà văn, 1999)
Tết của một chiến sĩ tình báo (Báo Văn nghệ Tết Canh thìn, 2000)

"Tiểu thuyết là tinh hoa của hiện thực" (Báo Văn nghệ Tết Canh thìn, 2000)
Mạch nước trong vẫn lặng lẽ chảy (Báo Sài Gòn tiếp thị, 2000)
Đôi điều biết thêm về Nguyễn Văn Vĩnh (Phụ san Văn nghệ quân đội, 2000)

Danh dự (truyện, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, 2000)
Người Việt nam những chục năm đầu thế kỷ XX (Báo Văn nghệ, 2000)

Tây Nguyên nửa đầu thế kỷ XX (Báo Văn nghệ, 2000)
Tôi là người may mắn (trả lời phỏng vấn, Báo Lao động, 2000)
Giận ông giời (truyện ngắn, Báo Văn nghệ, 2001)

Má hồng (truyện ngắn, Báo Văn nghệ, 2001)
Sống ở đời (tập truyện, NXB Trẻ, 2002)

Thượng đế thì cười (tiểu thuyết, NXB Hội nhà văn, 2003), mang giọng văn hồi ký về cuộc đời viết lách của ông.


Cuối đời, ông dành thời gian đúc kết những nghĩ suy, đau đáu trong tùy bút:

Nghĩ muộn (Tùy bút, 2000)
Đi tìm cái tôi đã mất (Tùy bút, 2006)