Mùa Xuân Và Haru

Thể loại: Tiểu Thuyết ;Văn Học
Tác giả : Akiko Moriya
  • Lượt đọc : 212
  • Kích thước : 2.86 MB
  • Số trang : 384
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 67
  • Số lượt xem : 1.306
  • Đọc trên điện thoại :
Mùa xuân và Haru kể về Suzaki Akane là một nữ sinh yêu thích Haiku (Haiku: tiếng Nhật: 俳句) (Bài cú) là loại thơ độc đáo của Nhật Bản, xuất phát từ ba câu đầu (発句 hokku, phát cú) của những bài renga (連歌 liên ca) có tính trào phúng gọi là renga no haikai (連歌の俳諧) mà sau gọi là haikai (俳諧 bài hài), theo học trường Cấp ba Nữ sinh Fujigaoka.

Một ngày, cô phản đối Fuji - giáo viên môn Quốc ngữ của mình bởi cô giáo muốn phủ nhận sự ảnh hưởng Haiku trong nền văn hóa truyền thống. Từ những điểm tương đồng trong sở thích ấy, Suzaki đã kết bạn với Touko – cô bạn có cùng đam mê với nét văn hoa tinh tế của Nhật Bản với mình . Hai người nhắm tới hội thi “Haiku Koushien” và thành lập câu lạc bộ Haiku, nhưng cần đến năm người mới có thể tham gia thi đấu. Akane và Touku bằng niềm đam mê với Haiku cũng như sự chân thành muốn duy trì cũng như phát triển nét văn hóa tinh tế của Nhật Bản, cố gắng nỗ lực từng ngày tìm kiếm “bạn đồng hành” xung quanh ngôi trường cho đến khi tập hợp cho đủ các thành viên.
Năm thành viên của nhóm chính là năm mảnh ghép với mỗi cá tính, mỗi thế mạnh riêng biệt. Akane có kinh nghiệm sáng tác Haiku, Touko hoạt bát, Mana với ngòi bút thư pháp điêu luyện, Rika cảm âm sắc sảo, Natsuki nhanh miệng, Mizuho giàu cảm xúc... Mỗi người một điểm mạnh và ma lực hấp dẫn riêng đã tỏa sáng trong “trận chiến Haiku”!

Không chỉ là một tác phẩm làm nổi bật lên được sự tinh tế của văn hóa Nhật Bản, tác giả còn gửi gắm trong “Mùa xuân và Haru” tình bạn, niềm đam mê, nhiệt huyết cũng như sự quyết tâm – những phẩm chất đáng quý của người Nhật Bản.

Nếu bạn là người yêu thích và đam mê tình hiểu văn hóa Nhật Bản, thì “Mùa xuân và Haru” chắc chắn là một tác phẩm không thể bỏ qua.
***
Akiko Moriya
Sinh năm 1961 tại Kanagawa. Năm 2003, bà đã đạt giải thưởng Ayukawa Tetsuya lần thứ 13 cho tác phẩm đầu tay “Nghìn năm Genji truyện”. Các tác phẩm của bà được ngợi khen bởi sự tinh tế trong văn phong và bút pháp khắc họa hình ảnh con người trong xã hội. Các tác phẩm tiêu biểu: “Haru ya Hasu”. “Shiro no Shukuen”, “Renge Nohara no Mannaka de”. “Nana-hime Genso”, “Kuzuno Seisuki”. v.v...
“Haru ya Haru” - “Mùa xuân và Haru” là cuốn sách sẽ đưa bạn đọc đến gần hơn với văn hóa đầy độc đáo của Nhật Bản.
***
Về Haiku Koushien

Haiku* Koushien* là cuộc thi sáng tác thơ Haiku cho học sinh cấp ba.
Một đội có tư cách dự thi phải bao gồm năm học sinh đang theo học tại các trường cấp ba của Nhật Bản.
Để đăng ký dự thi, các thí sinh của đội phải nộp bài thơ trước hạn cuối, dựa theo quý đề* (còn gọi là nghiêm đề) được thành viên Ban tổ chức Haiku Koushien công bố trước cuộc thi.
Để được tham gia đại hội toàn quốc tổ chức vào tháng Tám, cần phải đạt một trong hai điều kiện sau:
• Đứng đầu trong vòng thi địa phương tổ chức vào tháng Sáu hằng năm.
• Vượt qua vòng đánh giá của của thành viên Ban tổ chức Haiku Koushien. (1)
Nghiêm đề như sau:
Vòng thi địa phương: Phân thắng thua trong ba bài, ba đề. (2)
Đại hội toàn quốc vòng sơ khảo: Phân thắng thua trong ba bài, ba đề.
Đại hội toàn quốc vòng loại một, hai: Phân thắng thua trong năm bài, hai đề.
Đại hội toàn quốc vòng bán kết: Phân thắng thua trong năm bài, hai đề. (3)
Ngoài ra, những đội bị loại trước vòng bán kết sẽ được cho một nghiêm đề riêng để thi vớt vào buổi thi bán kết.
1: Những đội đã đăng ký vòng thi địa phương tự động được coi như đã đăng ký bài kiểm tra của thành viên Ban tổ chức Haiku Koushien.
2: Tùy vào số lượng đội đăng ký, để chọn ra đội tham gia vòng chung kết, số nghiêm đề cho các vòng thi địa phương có thể sẽ tăng lên.
3: Trong các đại hội trước, hầu hết nghiêm đề đều là quý ngữ*, nhưng trong các vòng bán kết, chung kết của đại hội toàn quốc thì nghiêm đề có thể là một chữ Hán không phải quý ngữ (ví dụ như “tiên*”, “sinh”, “chỉ”*, “chỉ*”...).
(Katou Touko - Phó hội trưởng câu lạc bộ Haiku trường Cấp ba Nữ sinh Fujigaoka)