Nghệ thuật ăn trộm và bắt trộm của người xưa

Tác giả : Toan Ánh
  • Lượt đọc : 718
  • Kích thước : 8.65 MB
  • Số trang : 213
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 552
  • Số lượt xem : 3.844
  • Đọc trên điện thoại :
Mấy lời vào đề,

Khi những bài này được bắt đầu đăng vào nhật báo Cách-Mạng Quốc-Gia hồi cuối năm 1959, nó đã gây nên mấy luồng dư luận mâu thuẫn nhau.

Các nhà đạo đức bảo rằng :

Người đời vốn để nhiễm xấu, khó lây tốt, nay lại đem trình bầy hết mọi mảnh khỏe của nghề ăn trộm, có khác chi vạch đường cho hươu chạy. Sẽ có những người tùng bẩn mà thiếu lương tri, thiếu căn bản đạo đức tìm cách thực hành những mánh khóe vạch ra, gây nên thêm tội lỗi cho xã hội.

Trải với dư luận trên, các vị quan tâm tới vấn đề xã hội lại cho rằng :

Muốn chữa bệnh phải tìm căn bệnh. Muốn triệt nghề ăn trộm phải biết mảnh khóe của kẻ trộm. Những bài này sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà có trách nhiệm phải bảo vệ tài sản dân chúng, bằng cách trình bày rõ rệt mọi mánh khóe của kẻ trộm. Và chăng, sau phần ăn trộm, còn phần bắt trộm. Trình bày những mánh khóe của kẻ trộm, rồi lại trình bày luôn những mưu cao chước lạ đề bắt trộm, sự trình bày sẽ chỉ có ích mà không có hại. Hơn nữa đây chỉ là những truyện thuộc về những thế hệ trước, trước với nay đã khác nhau nhiều.

Riêng tác giả thì tác giả nghĩ rằng muốn cho người ta đọc phải có điều gì thực và lạ. Bởi vậy tác-giả trình bày một khía cạnh thực nhưng rất lạ của xã hội đề cống hiến bạn đọc. Đối với tác-giả, kẻ trộm cũng như những người bắt trộm đều là những người rất có tài, đáng coi là nghệ sĩ, và ăn trộm với bắt trộm đều là những nghệ thuật "

Saigon, Trọng thu năm Canh Tý

Thuộc bộ sách