Nghệ thuật Phật Giáo

Tác giả : Nguyễn Tuệ Chân
  • Lượt đọc : 201
  • Kích thước : 19.35 MB
  • Số trang : 386
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 531
  • Số lượt xem : 2.550
  • Đọc trên điện thoại :
Nghệ thuật Phật giáo khởi nguồn từ thời vương triều Khổng Tước vua A Dục ở Ấn Độ với nội dung hàm chứa vô cùng phong phú, bao gồm hầu hết mọi tác phẩm biểu hiện tín ngưỡng tôn giáo đời sống Phật giáo. Mọi bộ môn kiến trúc, điêu khắc, tạc đúc, hội họa, văn học, âm nhạc... đều thuộc phạm trù nghệ thuật Phật giáo.

Trong trình truyền bá của Phật giáo, giáo nghĩa Phật giáo hóa thân thành các hình thức điêu khắc, hội họa... nhằm biểu hiện tư tưởng triết học thông qua hình thức nghệ thuật. Trước thế kỷ thứ II, trong tác phẩm nghệ thuật Phật giáo vốn chưa có hình tượng đức Phật. Mãi đến thời kỳ vương triều Quý Sương ở Ấn Độ, điều cấm kỵ ấy mới được phá vỡ, sáng tạo ra nghệ thuật điêu khắc tượng Phật với hai lưu phải mang tỉnh đại diện là “nghệ thuật Kiền Đà La” và “nghệ thuật Mạt Thố La”.

Thời kỳ vương triều Cập Đa, hai lưu phải nghệ thuật này mô phỏng, dung hợp lẫn nhau, để hoàn thành bước quá độ, đưa tượng Phật từ kiểu Hy Lạp sang tượng Phật kiểu Ấn Độ. Nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ phát triển tới đỉnh cao của thời hoàng kim.