Nghệ Thuật Sống

Tác giả : Epictetus
  • Lượt đọc : 1.545
  • Kích thước : 1.65 MB
  • Số trang : 204
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 1.533
  • Số lượt xem : 6.061
  • Đọc trên điện thoại :
  • Đọc Nghệ Thuật Sống trên điện thoại
Sự hấp dẫn lâu bền và ảnh hưởng rộng khắp của Epictetus; một phần là do ông không mơ hồ trong việc phân biệt giữa những triết gia chuyên nghiệp và những người bình thường. Ông diễn đạt thông điệp của mình một cách rõ ràng và nồng nhiệt; gửi đến tất cả những ai quan tâm đến việc sống một cuộc đời tỉnh thức về đạo đức.
Tuy nhiên, Epictetus vững tin vào sự tất yếu của việc rèn luyện để dần dần tinh lọc tính cách và hạnh kiểm cá nhân. Sự tiến bộ đạo đức không phải là lãnh địa độc quyển của giới quý tộc, cũng không thể đạt tới do tình cờ hay may mắn; mà bằng cách tự rèn luyện bản thân - hằng ngày.
Có lẽ Epictetus đã không chịu được những trò pirouette[2] bằng lời nói có tính gây hấn để chiếm giữ và bảo vệ địa vị, mà rủi thay đôi khi được xem là “làm” triết học tại những trường đại học hiện nay. Là một bậc thầy có năng lực diễn đạt súc tích, có lẽ ông cũng ngờ vực cách diễn dạt rườm rà, tối mò được tìm thấy trong những văn bản hàn lâm, triết học và những văn bản khô khan khác. Không chỉ kịch liệt tố giác việc phô trương kiến thức chi để được tiếng là người “uyên bác”[3], ông còn tận tụy với những lời giải thích của mình, không cần ai bảo lãnh về những ý tưởng hữu ích cho việc sống tốt. Ông tự xem là thành công khi những ý kiến của mình được dẽ dàng nắm bắt và đưa vào thực hành trong đời thực, nơi mà chúng có thể thực sự nâng cao tính cách của con người.
[1] Nhan đề này là của ĐTN, người dịch của bản Việt ngữ.
(2) Pirouette: Động tác xoay tròn một chân trên ngón chân, hay xoay tròn hai chân của vũ công. Ý nói đó chỉ là “sự uốn éo của ngôn ngữ”, chứ không hữu ích gì cho cuộc sống.
[3] Ý nói chỉ phô trương kiến thức, chứ không áp dụng kiến thức đó vào cuộc sống.
Để ăn nhịp với tinh thần dân chủ và phóng khoáng của học thuyết Epictetus, tập sách này đúc kết những ý tưởng then chốt của ông và dùng thứ ngôn ngữ và hình ảnh thực tế, phù hợp với đôi tai của con người hiện đại. Để trình bày những lời dạy của Epictetus trong một thế cách càng giản dị, dễ hiểu và hữu ích càng tốt, tôi đã góp phán của riêng mình trong việc tuyển chọn, giải thích, và ứng tác dựa trên những ý tưởng chứa đựng trong The Enchiridion và The Discourses, là những tài liệu duy nhất còn sót lại, vốn tóm tắt triết lý của Epictetus. Mục đích của tối là truyền đạt cái tinh thần đích thực, nhưng không nhất thiết là theo đúng từng câu chữ của Epictetus. Do vậy, tôi đã tham khảo những bản dịch khác nhau, và rồi đưa ra sự diễn đạt mới mẻ cho những điều mà tôi nghĩ, nếu ông sống lại trong thời đại hiện nay, có lẽ ông đã nói.
Epictetus hiểu rõ sự hùng biện của hành động. Ông mạnh mẽ cảnh báo những môn đệ của mình hãy tránh việc chỉ giỏi lý thuyết suông, mà hãy chủ động áp dụng những lời dạy của ông vào những hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống hằng ngày. Do vậy, tôi đã cố diễn đạt những hạt nhân của tư tưởng Epictetus trong một phương cách hiện đại, khơi gợi tư duy, gợi hứng cho bạn đọc, không chỉ để suy niệm mà còn để tạo ra những thay đổi nhỏ nối tiếp nhau, và sau cùng ở cực điểm, sẽ đạt tới phẩm cách cá nhân và một cuộc sống có ý nghĩa, cao thượng.
***
Rất gần với khái niệm “an trú trong hiện tại”, rất phổ biển hiện nay. Thế nào là “an trú trong hiện tại”? Thông thường, chúng ta thường “nhớ nghĩ về quá khứ' và “lo lắng cho tương lai”, và bỏ quên cái đang diễn ra trong hiện tại. Hệ quả là chúng ta không bao giờ “sống trong hiện tại". Quá khứ là cái đã qua, tương lai là cái chưa tới - nhưng nếu ta chĩ nghĩ về quá khứ và ưu tư về tương lai thì ta “đang sống" ở đâu? Không ở đâu cả! Mà nếu ta không sống ở đâu cả thì có khác gì ta không hiện hữu! Cho nên các bậc giác ngộ thường nhắc nhở ta, hay trở về hiện tại dể “tiếp xúc với sự sống" – vì nói cho cùng thì sự sống chỉ nằm trong hiện tại! (Xin đọc Tiếp xúc với sự sống của Nhất Hạnh).
Hãy chú tâm đến những sự thể đặc thù của nó. Hãy đáp ứng lại người này, thách thức này, việc làm này.
Hãy từ bỏ những trốn tránh. Hãy ngừng tạo cho bạn sự rắc rối không cần thiết.
Đã đến lúc thực sự sống, trọn vẹn an trú trong cái tình huống mà bây giờ bạn đang ở. Bạn không phải là một kẻ bàng quan, ngoại cuộc. Hãy tham dự. Hãy nỗ lực.
Hãy tôn trọng sự hợp tác của bạn với Thiên ý. Hãy thường xuyên tự hỏi: Tôi phải thực hiện việc làm đặc thù này ra sao để tôi sẽ nhất quán với, và có thể được chấp nhận bởi Thiên ý? Hãy lắng nghe câu trả lời và bắt tay vào việc.
Khi những cửa lớn đã đóng và căn phòng bạn trở nên tối tăm, bạn không cô độc. Ý chí của tự nhiên vẫn ở bên trong bạn, như năng khiếu tự nhiên của bạn vẫn ở bên trong.
Hãy lắng nghe những thỉnh cầu khẩn cấp của nó. Hãy làm theo những chỉ đạo của nó.
Cái chất liệu của nghệ thuật sống là chính cuộc đời bạn. Không có cái gì vĩ đại mà được tạo ra một cách đột ngột. Phải có thời gian.
Hãy trao tặng cái tốt nhất của bạn và hãy luôn nhân ái.
***
Epictetus ra đời như là một nô lệ vào khoảng năm 55 sau Công nguyên tại Hierapolis, Phrygia, phía Đông của Đế quốc La Mã. Chủ của ông là Epaphroditus, Bí thư hành chánh của Nero. Từ khi còn rất nhỏ Epictetus đã biểu lộ một tài năng xuất chúng về tri thức; và Epaphroditus quá bị ấn tượng, đến nỗi ông gửi chàng trai trẻ đến La Mã để học với vị thầy Khắc kỷ chủ nghĩa nổi tiếng, Gaius Musonius Rufus. Những tác phẩm của Rufus còn sót lại bằng tiếng Hy Lạp, bao gồm những luận cứ bênh vực cho quyền bình đẳng về giáo dục đối với phụ nữ, và chống lại đặc quyền của nam giới về tình dục trong hôn nhân; và tinh thần bình đẳng nổi tiếng của Epictetus chắc hẳn đã được nuôi dưỡng dưới sự giáo huấn của vị này. Epictetus trở thành môn đệ nổi tiếng nhất của Rufus, và sau cùng được giải phóng khỏi tình trạng nô lệ.

Epictetus giảng dạy tại La Mã cho đến năm 94 sau Công nguyên, khi Hoàng đế Domitian - bị đe dọa bởi ảnh hưởng ngày càng lớn của những triết gia, trục xuất ông khỏi La Mã. Ông trải qua phần còn lại của đời mình trong chốn lưu đày tại Nicopolis, trên vùng duyên hải phía Tây Bắc của Hy Lạp. Tại đó, ông thiết lập một ngôi trường triết học, và trải qua những ngày tháng của mình, thuyết giảng về cách sống với phẩm cách và sự thanh thản. Trong số những môn đệ lỗi lạc nhất của ông là chàng trai trẻ Marcus Aurelius Antoninus, về sau trở thành Hoàng đế của Đế quốc La Mã. Ông này là tác giả của Meditations mà những gốc rễ Khắc kỷ chủ nghĩa của nó nằm trong những học thuyết đạo đức của Epictetus.