Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn - Định Tường (Tiền Giang, Đồng Tháp, Long An)

Thể loại: Địa lý ;Lịch Sử
Tác giả : Nguyễn Đình Đầu
  • Lượt đọc : 2
  • Kích thước : 45.94 MB
  • Số trang : 372
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 194
  • Số lượt xem : 1.381
  • Đọc trên điện thoại :
Theo chỉ thị của triều đình, tức chính quyền trung ương, mỗi làng phải lập 2 quyển sổ : Sổ định và Sổ điền. Thể thức khai báo, đo đạc, ghi chép cho hai sổ ấy, đều phải tuân thủ một mẫu từ trên đưa xuống. Có thể nói, tính thống nhất cao của Đại Việt là nhờ vào sự thực thi hai sổ bộ đó.
Mỗi làng có thể đặt ra nhiều thứ tục lệ và sổ sách khác, song chỉ có giá trị nội bộ, gọi là hương ước hay lệ làng. “Phép vua thua lệ làng” là câu nói đầu lưỡi, ý muốn nhấn mạnh vào tinh thần “xã thôn tự trị” của ta. Có lẽ, còn phải nghiên cứu sâu rộng hơn nữa mới vạch ra đường ranh giữa “phép vua” - tức pháp luật nhà nước - với “lệ làng”. Trong thực tế lịch sử, chưa hề có một “lệ làng” nào đã cố ý vi phạm “phép vua” về việc lập sổ định và sổ điền; còn sự che giấu hay khai man của lý dịch thì lại là chuyện khác.
Sổ hộ tịch - tức sổ đinh - được tiến hành trước và khá chu đáo. Đúng như Phan Huy Chú đã ghi : “Buổi đầu nhà Trần, làm sổ hộ tịch, cứ hằng năm lại làm kế tiếp, phép làm rất rõ và kỹ, vì là noi theo phép cũ của nhà Lý nên như vậy”