Người Tình Của Brecht

Tác giả : Jacques Pierre Amette
  • Lượt đọc : 352
  • Kích thước : 0.85 MB
  • Số trang : 192
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 43
  • Số lượt xem : 843
  • Đọc trên điện thoại :
Một tác phẩm không thuộc hàng best-seller tại Việt Nam, báo chí hầu như không nhắc đến, độc giả đã quên tên, thậm chí chưa từng nghe. Nhưng những điều ấy chẳng khiến “Người tình của Brecht” mất đi giá trị vốn có. Đơn giản, bởi đó là một câu chuyện thành thực, xúc động và u buồn được Jacques-Pierre Amette kể lại bằng văn phong tinh tế.

Người tình của Brecht là cô đào Maria Eich, người được nhân viên mật vụ Đức Hans Trow giao nhiệm vụ theo sát nhà soạn kịch Brecht. Sau những khóc cười của nghề diễn, sau niềm ngưỡng vọng và cả sự vô cảm dành cho Brecht, sau tình yêu không thành với Hans Trow, Mria Eich trở về sống và dạy học ở một vùng quê yên tĩnh, đôi khi nhớ lại quá khứ như một hư ảnh xa xôi, ngày ngày cảm nhận sự thanh thản của cuộc sống mới.

Cái tên và cốt truyện dễ khiến ta lầm tưởng. Một kịch tác gia lớn, một cô đào xinh đẹp, những nghi kỵ chính trị, nhân viên tình báo núp dưới danh nghĩa người tình. Như vậy đã đủ để người đọc chờ đợi một câu chuyện sexy và gay cấn. Nhưng Jacques-Pierre Amette không khai thác câu chuyện theo hướng ấy. Xuyên suốt tác phẩm là quang cảnh điêu tàn, không khí ngột ngạt của Đông Đức thời hậu chiến, là thân phận của con người giữa vòng kiêm tỏa của quyền lực mù quáng, sự lầm lạc giữa tình yêu với cảm giác choáng ngợp, và cuối cùng là niềm thanh thản sau những biến động đã qua. Một trong những đặc điểm của lối viết hiện đại đó là chối từ sự lên gân của cảm xúc, sự bùng nổ (đôi khi không thật cần thiết) của ngôn từ, sự cường điệu khi xây dựng hình ảnh. Điều đó khiến người đọc bấy lâu quen được ru vỗ trong những tác phẩm du dương cảm thấy hụt hẫng. Nhưng đó cũng chính là lối viết mà cuộc sống hiện đại kiếm tìm, lối viết chân thực, trong sáng, tinh tế, ít biểu cảm, đôi lúc gần đạt tới độ “vô sắc”(1). “Người tình của Brecht” là tác phẩm tiêu biểu cho lối viết ấy. Đọc những trang văn của J.- Amette, ta nhận ra, đây chính là những gì đã được tác giả chưng cất từ cuộc sống, một cuộc sống đầy rẫy những biến động, dễ khiến người ta liên tưởng đến nhiều điều ly kỳ, nhưng thực chất trong thẳm sâu của nó vẫn là dòng chảy giản đơn, vẫn là những câu chuyện muôn đời: con người giữa vòng xoáy của lịch sử, khát vọng hạnh phúc và cuộc truy tầm tuyệt vọng, cảm giác thanh thản sau những biến động đã qua. J.-Amette, khôn ngoan và thành công, khi chọn lối viết này, để câu chuyện hiện lên như những gì nó vốn thế, nên thế, và bức tranh thiên nhiên, tâm trạng giữ nguyên được chất thơ và sắc màu tự nhiên nhất.